hoc nau an

Đào tạo đầu bếp chuyên bánh á âu

0 nhận xét



đào tạo đầu bếp  bếp bánh dành cho các bạn có ý định muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực Bánh, chọn ngành Bếp bánh là nghề tay phải, xác định gắn bó với Nghề, các bạn có ý định sẽ mở một cửa hàng Bakery hoặc một Nhà hàng chuyên về bánh, Khóa học cũng phù hợp với các bạn có sự đam mê, yêu thích thật sự với việc làm bánh để phục vụ gia đình và sở thích của mình.
√ Mục đích chương trình đào tạo đầu bếp làm bánh:
Trong suốt quá trình học, các bạn học viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành trong việc điều hành bếp bánh và thực hành các loại Bánh phổ biến hiện nay. Sau khi hoàn thành khóa học, các bạn học viên sẽ có bài kiểm tra cuối khóa để đánh giá năng lực và được cấp chứng chỉ “ Bếp trưởng bếp bánh” do Tổng Cục Dạy Nghề cấp.





Cấu trúc khóa đào tạo đầu bếp làm bánh: chia thành 4 cấp độ, tổ chức kiểm tra cuối cấp độ
Thời gian học: 6 tháng / khóa. Chia làm 4 cấp độ, mỗi cấp độ 1 tháng + 2 tháng thực tập tại các tiệm bánh hoặc các Bếp bánh trong Nhà hàng tiêu chuẩn.

(Ca sáng: 08h00 – 11h00 ; Ca chiều: 14h00 – 17h00; Ca tối: 18h00 – 21h00) ( Mỗi buổi học : 180 phút)

Đào tạo đầu bếp điều hành quản lý nhà hàng

0 nhận xét

Đào tạo đầu bếp điều hành quản lý nhà hàng.  đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp và bài bản, các chủ nhà hàng muốn học Bếp để tự kinh doanh hoặc phát triển thêm kỹ năng quản lý hoặc quản lý chi phí sao cho hiệu quả.


Học viên Đào tạo đầu bếp điều hành quản lý nhà hàng tại Hướng Nghiệp Á Âu

√ Mục đích: Khóa Bếp trưởng cung cấp những kiến thức nền tảng, hoàn chỉnh, chi tiết bao gồm tất cả những khía cạnh để làm thế nào bắt đầu và vận hành hoạt động bếp trong Nhà hàng. Bất kể bạn muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, một người quản lý tài ba hay muốn mở rộng phát triển kinh doanh hoặc có ý định kinh doanh ăn uống, phát triển Nhà hàng, hoặc đơn giản là đam mê Ẩm thực, muốn bổ sung nâng cao kiến thức ngành bếp mà bạn cần để thành công. Tất cả bạn sẽ tìm thấy được trong Chương trình đào tạo bếp trưởng Điều hành tại Hướng Nghiệp Á Âu.
Chương trình học chia thành 3 cấp độ, 6 tháng học tại trường + thời gian 3 tháng thực tập. Tổng thời gian đào tạo là 9 tháng.

- Cấp độ Cơ bản : 2 tháng
- Cấp độ Nâng cao: 2 tháng
- Cấp độ Chuyên sâu: 2 tháng
- Thực tập tại Nhà hàng: 3 tháng
Thời gian học: 3 buổi/tuần (Thứ 2,4,6 hoặc 3,5,7)

- Ca sáng: 08h00 – 11h30
- Ca chiều: 13h30 – 17h00
- Ca tối: 18h00 – 21h30
Lịch khai giảng: Khai giảng thường xuyên mỗi tuần. ( Thông tin chính xác vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn.)

Đào tạo đầu bếp trẻ chuyên nghiệp

0 nhận xét

Đào tạo đầu bếp trẻ chuyên nghiệp  là chương trình dành riêng bạn trẻ đam mê nghề Bếp, muốn chọn nghề Bếp làm nghề nghiệp cho tương lai của mình, các đầu bếp muốn bổ sung thêm kiến thức, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp và bài bản, các chủ nhà hàng muốn học Bếp để tự kinh doanh hoặc phát triển thêm kỹ năng quản lý hoặc quản lý chi phí sao cho hiệu quả.


Học viên Lớp bếp trưởng điều hành tại Hướng Nghiệp Á Âu

√ Mục đích: Khóa Bếp trưởng cung cấp những kiến thức nền tảng, hoàn chỉnh, chi tiết bao gồm tất cả những khía cạnh để làm thế nào bắt đầu và vận hành hoạt động bếp trong Nhà hàng. Bất kể bạn muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, một người quản lý tài ba hay muốn mở rộng phát triển kinh doanh hoặc có ý định kinh doanh ăn uống, phát triển Nhà hàng, hoặc đơn giản là đam mê Ẩm thực, muốn bổ sung nâng cao kiến thức ngành bếp mà bạn cần để thành công. Tất cả bạn sẽ tìm thấy được trong Chương trình đào tạo bếp trưởng Điều hành tại Hướng Nghiệp Á Âu.
Chương trình học chia thành 3 cấp độ, 6 tháng học tại trường + thời gian 3 tháng thực tập. Tổng thời gian đào tạo là 9 tháng.

- Cấp độ Cơ bản : 2 tháng
- Cấp độ Nâng cao: 2 tháng
- Cấp độ Chuyên sâu: 2 tháng
- Thực tập tại Nhà hàng: 3 tháng
Thời gian học: 3 buổi/tuần (Thứ 2,4,6 hoặc 3,5,7)

- Ca sáng: 08h00 – 11h30
- Ca chiều: 13h30 – 17h00
- Ca tối: 18h00 – 21h30
Lịch khai giảng: Khai giảng thường xuyên mỗi tuần. ( Thông tin chính xác vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn.)
Chương trình học:

- Giới thiệu về nghề bếp
- Mặt tích cực và mặt trái của nghề Bếp trưởng
- Các kỹ năng để hoàn thiện tay nghề
- Thực hành và quy trình bếp
- Ý nghĩa và quy định về vệ sinh cá nhân và đồng phục bếp
- Quy trình bếp một chiều
- Công tác vệ sinh nhà bếp
- An toàn vệ sinh thực phẩm
- Các quy định an toàn trong nhà bếp
- Kỹ năng sử dụng trang thiết bị Nhà bếp:
- Dụng cụ Bếp và cách sử dụng
- Kỹ năng sơ chế:
+ Sơ chế rau (các loại củ, quả)
+ Sơ chế thịt
+ Sơ chế cá
+ Sơ chế gà
- Kỹ năng chế biến các loại nước dùng, nước sốt, nước chấm căn bản.
- Bảo quản thực phẩm
- Kho lưu trữ và các nhóm hàng cần lưu trữ
- Kiểm soát các loại sinh vật gây hại
- Quy trình đóng cửa nhà bếp
- Nguyên lý và phương pháp nấu ăn
- Chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn
- Ứng dụng các phương pháp nấu ăn
- Dinh dưỡng
- Sự khác biệt của ẩm thực Việt và ẩm thực Thế giới
- Nhận biết và cách sử dung gia vị Việt, Á, Âu
- Các loại nước sốt salad và sốt món chính
- Cách chế biến thịt – hải sản
- Kỹ năng chế biến món Âu (Hải sản, gà, thịt , cá )
- Kỹ năng chế biến món Việt (Hải sản, gà, thịt , cá )
- Kỹ năng món chế biến món Nhật
- Kỹ năng chế biến món Hoa
- Kỹ năng pha chế
- Kỹ năng làm bánh
- Kỹ năng làm kem
- Kỹ năng cắt tỉa trang trí món ăn
- Nghệ thuật ẩm thực, FoodArt
- Cơ cấu tổ chức điều hành bếp và chức danh
- Cấu trúc menu Âu, Á, Việt – cách lập thực đơn
- Lập bảng phân tích món ăn, lập định lượng, tính chi phí foodcost, giá bán, kiểm soát chi phí
- Lập bảng và tính khẩu phần dinh dưỡng
- Lập biễu mẫu giám sát khu vực bếp, kho lưu trữ
- Đánh giá nhân viên định kỳ và lập bảng phân công công việc
- Lập các quy trình vận hành bếp
- Concept
- Kỹ năng đào tạo và thẩm định
- Khả năng thực hiện tài chính
- Kiểm soát chi phí thực phẩm
- Quản lý chi phí ẩm thực
- Thực hành set menu Món Việt, Á, Âu
Ưu điểm khóa học đào tạo bếp trưởng:

- Đội ngũ Giảng viên hàng đầu: là những Chuyên gia Ẩm thực, Bếp trưởng nhiều năm kinh nghiệm đang làm việc tại các Nhà hàng, khách sạn lớn trong cả nước
- Giáo trình theo tiêu chuẩn Châu Âu: do các Chuyên gia Ẩm thực, Bếp trưởng nhiều năm kinh nghiệm từng tu nghiệp ở nước ngoài biên soạn
- Học phí hợp lý: Học phí đã bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu thực hành, đồng phục, lệ phí thi và Cấp chứng chỉ.
- Bằng cấp giá trị: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp Chứng chỉ Bếp trưởng do Tổng Cục Dạy Nghề cấp có giá trị toàn quốc.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu.
- Đảm bảo việc làm cho học viên sau khi hoàn thành khóa học.
- Học viên khóa đào tạo bếp trưởng điều hành được học tất cả những kỹ năng, "bí quyết" trong nghề đầu bếp mà không phải ở đâu cũng có thể học được.
- Chương trình học luôn kết hợp giữa “học và hành”, đặc biệt chú trọng thực hành hơn. Giảng dạy theo phương pháp suy luận, sáng tạo.
- Học viên sẽ được thực hành trên hệ thống bếp một chiều đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
- Lớp học chỉ tối đa 15 - 17 học viên/lớp để đảm bảo chất lượng.
- Hướng nghệp Á Âu có KTX cho các bạn học viên ở xa
- Hướng nghệp Á Âu luôn hỗ trợ thực tập và việc làm cho học viên nhằm giúp cho học viên có thêm thu nhập và vừa có thể nâng cao tay nghề.

cách chế biến món ăn cơ bản cho bé

0 nhận xét

cách chế biến cơ bản

Ăn dặm theo kiểu Nhật là một quá trình tập luyện cho trẻ để có thể tự ăn như người lớn, kể cả về món ăn cũng như cách ăn. Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi trẻ 5 - 6 tháng, khi bé được 1 tuổi rưỡi là mẹ đã hoàn thiện quá trình ăn dặm của con.

Một bữa của trẻ gồm có: chất bột (gạo, bánh mỳ, mỳ), thức ăn (trứng, cá, thịt, đậu phụ..) và món tráng miệng (rau, hoa quả). Được chế biến qua một bộ đồ chuyên dùng để nấu ăn dặm cho trẻ, bao gồm các dụng cụ mài, nghiền, miết, lọc. Đồ ăn sẽ được chế biến cho trẻ ăn bắt đầu từ nghiền nhuyễn rồi tăng dần độ thô, sau đó cho bé ăn như của người lớn.

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 7
... và chia cho các mẹ để cho con ăn thử.

Ở buổi học hôm nay, mình được dạy cách chế biến những món cơ bản cho giai đoạn đầu ăn dặm:

1. Món chất bột:

Nếu là gạo sẽ được nấu theo công thức 1 gạo : 10 nước, tức là 15g gạo thì 150ml nước. Sau khi nấu chín chúng ta múc phần cháo đặc dùng rây để miết rồi lọc thật nhuyễn, sau đó đổ nước cháo vào quấy đều là hoàn thành món cháo nhuyễn.

Cháo này sẽ được tăng dần độ cứng theo tỉ lệ như sau: 1 gạo : 7 nước => 1 gạo: 5 nước => cháo đặc => cơm nát => cơm.

2. Thức ăn:

Ví dụ với món bí đỏ: Luộc chín => bỏ vỏ => dùng rây miết thật mịn => thêm một chút nước là hoàn thiện.

Tương tự như trên các mẹ có thể chế biến những thức ăn khác...

Các mẹ nên thay đổi món ăn cho bé theo từng ngày (để giúp bé biết ăn mọi thứ và tạo cho bé thích thú với việc ăn uống, không bị nhàm chán).

Tiếp sau đó cô giáo nấu cho các mẹ xem món cháo nhuyễn 1:10, rồi để các mẹ cho con ăn thử. Mẹ theo chỉ dẫn của cô cho Bee ăn, con cũng ăn được kha khá. Vậy là con yêu đã sẵn sàng cho việc ăn dặm rồi.

Và mẹ con ta trở về nhà để khởi hành cho việc ăn dặm thôi!

4 nguyên tắc khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

0 nhận xét

4 nguyên tắc khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm:

1. Ăn dặm là cầu thang nối từ việc uống đến việc ăn của trẻ. Nên hãy để cho trẻ làm quen từ từ, không ép con ăn.

2. Bắt đầu từ không vị, sau đó tăng dần vị lên từng ít một.

3. Cơ địa của mỗi bé là khác nhau nên tùy vào từng bé để điều chỉnh lượng ăn, không cần phải ăn nhiều, không cần thiết phải vội vàng.

4. Điều quan trọng nhất là làm cho bé thích thú với việc ăn, nên hay tạo cho bé một không gian vui vẻ khi ăn.   

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 5
Bộ đồ chế biến thức ăn khi con bắt đầu ăn dặm.

Những điều cần chú ý (Đây là những điều được các cô giáo nhấn mạnh và bắt mẹ nào trong lớp cũng phải ghi chép lại):

1. Tuyệt đối không được cho trẻ dùng mật ong và đường đỏ trước 1 tuổi (vì đây là nguyên nhân gây bệnh Clostridium botulinum, liệt cơ khi bị ngộ độc thịt).

2. Trên 1 tuổi mới cho trẻ uống sữa tươi.

3. Sau khi ăn dặm thì lượng sữa mẹ hay sữa công thức cho trẻ uống là tùy vào từng trẻ (trẻ muốn uống bao nhiều thì tùy, không ép).

4. Khi cho trẻ ăn dặm không bật tivi hay bất kỳ một trò chơi điện thử nào khác.

5. Cho trẻ ngồi vào bàn ăn của bé rồi bắt đầu bữa ăn.

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 6
Món cháo cô giáo nấu mẫu với tỉ lệ 1 gạo : 10 nước...

học nấu ăn dặm

0 nhận xét

Đối với mỗi bà mẹ đến giai đoạn con tặp ăn dặm là thời kỳ vất vả, bận bịu nhất trong năm đầu nuôi con. Mà với thời hiện tại thì có khá nhiều phương pháp ăn dặm, các mẹ lần đầu nuôi con không biết nên chọn cho mình phương pháp nào hữu hiệu nhất?

Khi ở Việt Nam mình đã nghe khá nhiều người đề cập đến “ăn dặm kiểu Nhật”, sau này khi sống ở Nhật một thời gian, quan sát thấy trẻ em ở đây rất tự lập trong việc ăn uống, đặc biệt là ngay khi còn rất nhỏ (hơn 1 tuổi) đã tự ngồi ăn. Nên mình đã tự nhủ sau khi có con sẽ cho con “ăn dặm kiểu Nhật”. Như vậy sẽ tốt cho con hơn và sẽ nhàn cho mình.

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 1
Vừa vào cửa mẹ đã được các cô ở lớp dạy học nấu ăn dặm cho con phát cho tất cả các tài liệu cần thiết.

Khi bé Bee đi kiểm tra sức khỏe 4 tháng thì nhận được giấy thông báo cho mẹ đi học lớp dạy nấu ăn dặm cơ bản của Phòng chăm sóc trẻ em ở khu dân cư (tương đương với tổ dân phố ở Việt Nam mình). Xem tờ giấy thông báo thì mình được biết lớp học này được tổ chức hàng tháng, điều đặc biệt là tổ chức ở tất cả 5 Trung tâm văn hóa bà mẹ trẻ em của thành phố. Mỗi nhà văn hóa tổ chức vào một ngày khác nhau. Các mẹ có thể xem điều kiện của mình để quyết định ngày và nơi đi học. Hoặc mẹ nào muốn học thêm thì có thể tham gia nhiều buổi.

Mình đã chọn một ngày phù hợp với thời gian cho con ăn dặm và địa lý gần với khu mình ở. Thế rồi thấm thoát Bee đã tròn 5 tháng, hai mẹ con mình lại cùng nhau đi học ăn dặm.

Vào cửa đăng ký học thì mẹ đã được phát một số tài liệu liên quan đến buổi học hôm nay. Gồm có tài liệu cách cho con ăn dặm, dạy những trò chơi cho con....

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 2

Bắt đầu buổi học cô giáo phổ biến về 2 nội dung khá quan trọng:

1. Hãy thiết lập lịch sinh hoạt quy củ cho bé: Các mẹ cần thiết tạo lập cho bé một lịch trình sinh hoạt quy củ, ăn ngủ chơi nên đúng giờ. Nên cho bé ngủ sớm dậy sớm, nên đi ngủ từ 21h (vì từ 22h đến 02h là thời gian não bộ trẻ em phát triển tốt nhất).

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 3
Tài liệu hướng dẫn mẹ cách chơi với con theo từng tháng tuổi.

2. Hãy dành thời gian để chơi với con hàng ngày: cô giáo dạy cho các mẹ cách chơi với con, các trò chơi với con theo từng tháng tuổi khác nhau và các mẹ nên thường xuyên chơi với con. Điều quan trọng hơn nữa là các ông bố hãy cố gắng tranh thủ thời gian để chơi với con.

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 4
Cô giáo hướng dẫn các mẹ cách chơi với bé.

Và rồi cũng đã đến nội dung chính, đó là học cách cho con ăn dặm. Điều đầu tiên là các mẹ hãy nhớ những quy tắc cơ bản và những điều cần chú ý sau:

Phải yêu cái bếp, mới nấu ăn ngon

0 nhận xét

Niềm đam mê nấu ăn được truyền qua 3 thế hệ và tỏa đi khắp thế giới...
 Trong một căn nhà nhỏ (quận Phú Nhuận - TPHCM), có một gian bếp Việt – đã từng nuôi dưỡng đam mê của 3 bếp trưởng, đã đưa những món ăn độc đáo của người Việt ra thế giới qua các nhà hàng nổi tiếng…
 
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương                                      Con trai Trương Minh Hoàng
Tiếp nối đam mê của cha 
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương, gần 30 năm trong nghề, đang là bếp trưởng tại hai nhà hàng Việt Nam House ở Malaysia. Chuyện chị sang Malaysia cũng hết sức tình cờ. Một vị khách nước ngoài,  khi đến dùng bữa tại khách sạn Equatoria, thưởng thức một số món ăn của chị nấu, đã quyết định mời chị sang Malaysia làm bếp trưởng tại nhà hàng Việt Nam House - điểm nhộn nhịp nhất ở Genting, đón khoảng 1.000 khách du lịch quốc tế, với hàng trăm món ăn Việt như: phở, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh bèo, bún thịt nướng… 
 Món được chọn nhiều nhất là  bò nấu tiêu, với miếng bò được cắt từng khoanh tròn đủ màu sắc, có mùi rượu, mùi lá thơm… Khởi nghiệp từ  việc chạy bàn cho một cửa hàng ăn uống, rồi mở quán “bò nướng lá lốt mỡ chài”; khi TP xuất hiện những khách sạn nổi tiếng, chị quyết định làm việc với… Tây. Sau 6 tháng học tiếng Anh cấp tốc, cùng với tay nghề vững vàng, chị lần lượt bước vào các gian bếp của khách sạn Omni,  nhà hàng 33 tầng… Đối với hệ thống Equatoria, đây là lần đầu tiên, một người Việt, lại là phụ nữ, có vai trò “chỉ đạo” trong bếp. Ông chủ của chuỗi nhà hàng Việt Nam House vừa mở thêm “Mekong House” với vị trí bếp trưởng vẫn là chị Phương.
 Cô em gái là Mỹ Yến từng nổi tiếng với món bún bò bán tại nhà. Khi Equatoria tuyển người đào tạo bếp Tây, Yến đi thi và được chọn, vì theo các sếp Tây, “Đã nấu bún bò ngon là nấu gì cũng ngon”. Quả nhiên, Yến tiến bộ rất nhanh, “nấu món Tây như Tây”! Chẳng bao lâu, Sheraton Sài Gòn mời Yến vào vị trí bếp phó.  Khi  khách sạn 5 sao Federal - Úc sang Việt Nam tuyển người với những tiêu chuẩn nghiệp vụ khắt khe, Yến tham dự và trúng tuyển. Niềm vui mới nhất của chị là ông xã cũng đã trở thành đồng nghiệp, dưới sự huấn luyện  của “sếp” vợ. 
Ước mơ của Hoàng
 Con trai duy nhất của chị Phương, Trương Minh Hoàng, là bếp trưởng tại nhà hàng Vale Bar Grill (VBG) - ở TP Niseko, Nhật Bản.  Ông chủ mới của VBG thay nhiều nhân sự nhưng bếp trưởng vẫn là Hoàng và còn quảng cáo: “Hãy thưởng thức các món Tây của bếp trưởng…Việt”. Hoàng tốt nghiệp Taylor’s College Hospitality của Pháp tại Malaysia, với sở trường chế biến món Tây, anh tuân thủ công thức Tây nhưng khi ra món lại rất đậm đà theo “văn hóa vừa miệng” của người Việt.
 Về TPHCM, Hoàng được nhận vào Sheraton, một “cơ hội  vàng” để luyện tay nghề.  Năm 2009, Hoàng trúng tuyển vào nhà hàng Vail Marriott, tại Colorado, Mỹ. Chuyến đi đánh dấu sự thành công trong việc  “tiếp thị Hoàng đầu bếp” nấu các món Âu, Á.  với Hoàng, thú vị nhất là làm việc với các đầu bếp “máy” là các băng chuyền tự động hiện đại. Một bàn tiệc cho 500 người, chỉ cần 5 người trong bếp. 
Đầu bếp miệt vườn 
Trong khi trò chuyện, chị Phương, Yến hay Hoàng luôn nhắc đến ông ngoại “đầu bếp miệt vườn” là người thầy đầu tiên của cả 3 người. Quê ông ở huyện Hóc Môn, lái xe đi khắp nơi, ông sưu tầm được nhiều công thức, bí kíp nấu ăn ngon. Tính ông giản dị nhưng trong nhà, ông yêu cầu “cái bếp phải luôn gọn gàng, sạch sẽ” và “thành công đến 50% là  khâu ướp. Người đầu bếp  phải có  khiếu tẩm, ướp, nêm gia vị đúng thời điểm để món ăn vừa miệng, thơm, ngon, hấp dẫn đặc biệt…”. Ông truyền cảm hứng nấu ăn sang các con với tinh thần: “Phải yêu cái bếp và khi mình vui vẻ nấu ăn mới nhanh và ngon…”. Chính tay ông nấu tiệc đám cưới của các con, rồi đảm nhận nấu đám, tiệc cho hàng xóm, những vùng lân cận. Ông mất đã hơn 10 năm nhưng từ gian bếp của ông, hai con gái và cháu ngoại đã tiếp nối đam mê nấu ăn và tỏa đi khắp thế giới... 

 
  • đào tạo đầu bếp dạy nghề lập nghiệp | dao tao dau bep

    Dạy học nấu ăn

    học nấu ăn

    dạy nấu ăn

    Web dạy nấu ăn

    cau thang kinh