hoc nau an

Phải yêu cái bếp, mới nấu ăn ngon

Niềm đam mê nấu ăn được truyền qua 3 thế hệ và tỏa đi khắp thế giới...
 Trong một căn nhà nhỏ (quận Phú Nhuận - TPHCM), có một gian bếp Việt – đã từng nuôi dưỡng đam mê của 3 bếp trưởng, đã đưa những món ăn độc đáo của người Việt ra thế giới qua các nhà hàng nổi tiếng…
 
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương                                      Con trai Trương Minh Hoàng
Tiếp nối đam mê của cha 
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương, gần 30 năm trong nghề, đang là bếp trưởng tại hai nhà hàng Việt Nam House ở Malaysia. Chuyện chị sang Malaysia cũng hết sức tình cờ. Một vị khách nước ngoài,  khi đến dùng bữa tại khách sạn Equatoria, thưởng thức một số món ăn của chị nấu, đã quyết định mời chị sang Malaysia làm bếp trưởng tại nhà hàng Việt Nam House - điểm nhộn nhịp nhất ở Genting, đón khoảng 1.000 khách du lịch quốc tế, với hàng trăm món ăn Việt như: phở, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh bèo, bún thịt nướng… 
 Món được chọn nhiều nhất là  bò nấu tiêu, với miếng bò được cắt từng khoanh tròn đủ màu sắc, có mùi rượu, mùi lá thơm… Khởi nghiệp từ  việc chạy bàn cho một cửa hàng ăn uống, rồi mở quán “bò nướng lá lốt mỡ chài”; khi TP xuất hiện những khách sạn nổi tiếng, chị quyết định làm việc với… Tây. Sau 6 tháng học tiếng Anh cấp tốc, cùng với tay nghề vững vàng, chị lần lượt bước vào các gian bếp của khách sạn Omni,  nhà hàng 33 tầng… Đối với hệ thống Equatoria, đây là lần đầu tiên, một người Việt, lại là phụ nữ, có vai trò “chỉ đạo” trong bếp. Ông chủ của chuỗi nhà hàng Việt Nam House vừa mở thêm “Mekong House” với vị trí bếp trưởng vẫn là chị Phương.
 Cô em gái là Mỹ Yến từng nổi tiếng với món bún bò bán tại nhà. Khi Equatoria tuyển người đào tạo bếp Tây, Yến đi thi và được chọn, vì theo các sếp Tây, “Đã nấu bún bò ngon là nấu gì cũng ngon”. Quả nhiên, Yến tiến bộ rất nhanh, “nấu món Tây như Tây”! Chẳng bao lâu, Sheraton Sài Gòn mời Yến vào vị trí bếp phó.  Khi  khách sạn 5 sao Federal - Úc sang Việt Nam tuyển người với những tiêu chuẩn nghiệp vụ khắt khe, Yến tham dự và trúng tuyển. Niềm vui mới nhất của chị là ông xã cũng đã trở thành đồng nghiệp, dưới sự huấn luyện  của “sếp” vợ. 
Ước mơ của Hoàng
 Con trai duy nhất của chị Phương, Trương Minh Hoàng, là bếp trưởng tại nhà hàng Vale Bar Grill (VBG) - ở TP Niseko, Nhật Bản.  Ông chủ mới của VBG thay nhiều nhân sự nhưng bếp trưởng vẫn là Hoàng và còn quảng cáo: “Hãy thưởng thức các món Tây của bếp trưởng…Việt”. Hoàng tốt nghiệp Taylor’s College Hospitality của Pháp tại Malaysia, với sở trường chế biến món Tây, anh tuân thủ công thức Tây nhưng khi ra món lại rất đậm đà theo “văn hóa vừa miệng” của người Việt.
 Về TPHCM, Hoàng được nhận vào Sheraton, một “cơ hội  vàng” để luyện tay nghề.  Năm 2009, Hoàng trúng tuyển vào nhà hàng Vail Marriott, tại Colorado, Mỹ. Chuyến đi đánh dấu sự thành công trong việc  “tiếp thị Hoàng đầu bếp” nấu các món Âu, Á.  với Hoàng, thú vị nhất là làm việc với các đầu bếp “máy” là các băng chuyền tự động hiện đại. Một bàn tiệc cho 500 người, chỉ cần 5 người trong bếp. 
Đầu bếp miệt vườn 
Trong khi trò chuyện, chị Phương, Yến hay Hoàng luôn nhắc đến ông ngoại “đầu bếp miệt vườn” là người thầy đầu tiên của cả 3 người. Quê ông ở huyện Hóc Môn, lái xe đi khắp nơi, ông sưu tầm được nhiều công thức, bí kíp nấu ăn ngon. Tính ông giản dị nhưng trong nhà, ông yêu cầu “cái bếp phải luôn gọn gàng, sạch sẽ” và “thành công đến 50% là  khâu ướp. Người đầu bếp  phải có  khiếu tẩm, ướp, nêm gia vị đúng thời điểm để món ăn vừa miệng, thơm, ngon, hấp dẫn đặc biệt…”. Ông truyền cảm hứng nấu ăn sang các con với tinh thần: “Phải yêu cái bếp và khi mình vui vẻ nấu ăn mới nhanh và ngon…”. Chính tay ông nấu tiệc đám cưới của các con, rồi đảm nhận nấu đám, tiệc cho hàng xóm, những vùng lân cận. Ông mất đã hơn 10 năm nhưng từ gian bếp của ông, hai con gái và cháu ngoại đã tiếp nối đam mê nấu ăn và tỏa đi khắp thế giới... 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
  • đào tạo đầu bếp dạy nghề lập nghiệp | dao tao dau bep

    Dạy học nấu ăn

    học nấu ăn

    dạy nấu ăn

    Web dạy nấu ăn

    cau thang kinh