hoc nau an

cách chế biến món ăn cơ bản cho bé

0 nhận xét

cách chế biến cơ bản

Ăn dặm theo kiểu Nhật là một quá trình tập luyện cho trẻ để có thể tự ăn như người lớn, kể cả về món ăn cũng như cách ăn. Bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khi trẻ 5 - 6 tháng, khi bé được 1 tuổi rưỡi là mẹ đã hoàn thiện quá trình ăn dặm của con.

Một bữa của trẻ gồm có: chất bột (gạo, bánh mỳ, mỳ), thức ăn (trứng, cá, thịt, đậu phụ..) và món tráng miệng (rau, hoa quả). Được chế biến qua một bộ đồ chuyên dùng để nấu ăn dặm cho trẻ, bao gồm các dụng cụ mài, nghiền, miết, lọc. Đồ ăn sẽ được chế biến cho trẻ ăn bắt đầu từ nghiền nhuyễn rồi tăng dần độ thô, sau đó cho bé ăn như của người lớn.

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 7
... và chia cho các mẹ để cho con ăn thử.

Ở buổi học hôm nay, mình được dạy cách chế biến những món cơ bản cho giai đoạn đầu ăn dặm:

1. Món chất bột:

Nếu là gạo sẽ được nấu theo công thức 1 gạo : 10 nước, tức là 15g gạo thì 150ml nước. Sau khi nấu chín chúng ta múc phần cháo đặc dùng rây để miết rồi lọc thật nhuyễn, sau đó đổ nước cháo vào quấy đều là hoàn thành món cháo nhuyễn.

Cháo này sẽ được tăng dần độ cứng theo tỉ lệ như sau: 1 gạo : 7 nước => 1 gạo: 5 nước => cháo đặc => cơm nát => cơm.

2. Thức ăn:

Ví dụ với món bí đỏ: Luộc chín => bỏ vỏ => dùng rây miết thật mịn => thêm một chút nước là hoàn thiện.

Tương tự như trên các mẹ có thể chế biến những thức ăn khác...

Các mẹ nên thay đổi món ăn cho bé theo từng ngày (để giúp bé biết ăn mọi thứ và tạo cho bé thích thú với việc ăn uống, không bị nhàm chán).

Tiếp sau đó cô giáo nấu cho các mẹ xem món cháo nhuyễn 1:10, rồi để các mẹ cho con ăn thử. Mẹ theo chỉ dẫn của cô cho Bee ăn, con cũng ăn được kha khá. Vậy là con yêu đã sẵn sàng cho việc ăn dặm rồi.

Và mẹ con ta trở về nhà để khởi hành cho việc ăn dặm thôi!

4 nguyên tắc khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

0 nhận xét

4 nguyên tắc khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm:

1. Ăn dặm là cầu thang nối từ việc uống đến việc ăn của trẻ. Nên hãy để cho trẻ làm quen từ từ, không ép con ăn.

2. Bắt đầu từ không vị, sau đó tăng dần vị lên từng ít một.

3. Cơ địa của mỗi bé là khác nhau nên tùy vào từng bé để điều chỉnh lượng ăn, không cần phải ăn nhiều, không cần thiết phải vội vàng.

4. Điều quan trọng nhất là làm cho bé thích thú với việc ăn, nên hay tạo cho bé một không gian vui vẻ khi ăn.   

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 5
Bộ đồ chế biến thức ăn khi con bắt đầu ăn dặm.

Những điều cần chú ý (Đây là những điều được các cô giáo nhấn mạnh và bắt mẹ nào trong lớp cũng phải ghi chép lại):

1. Tuyệt đối không được cho trẻ dùng mật ong và đường đỏ trước 1 tuổi (vì đây là nguyên nhân gây bệnh Clostridium botulinum, liệt cơ khi bị ngộ độc thịt).

2. Trên 1 tuổi mới cho trẻ uống sữa tươi.

3. Sau khi ăn dặm thì lượng sữa mẹ hay sữa công thức cho trẻ uống là tùy vào từng trẻ (trẻ muốn uống bao nhiều thì tùy, không ép).

4. Khi cho trẻ ăn dặm không bật tivi hay bất kỳ một trò chơi điện thử nào khác.

5. Cho trẻ ngồi vào bàn ăn của bé rồi bắt đầu bữa ăn.

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 6
Món cháo cô giáo nấu mẫu với tỉ lệ 1 gạo : 10 nước...

học nấu ăn dặm

0 nhận xét

Đối với mỗi bà mẹ đến giai đoạn con tặp ăn dặm là thời kỳ vất vả, bận bịu nhất trong năm đầu nuôi con. Mà với thời hiện tại thì có khá nhiều phương pháp ăn dặm, các mẹ lần đầu nuôi con không biết nên chọn cho mình phương pháp nào hữu hiệu nhất?

Khi ở Việt Nam mình đã nghe khá nhiều người đề cập đến “ăn dặm kiểu Nhật”, sau này khi sống ở Nhật một thời gian, quan sát thấy trẻ em ở đây rất tự lập trong việc ăn uống, đặc biệt là ngay khi còn rất nhỏ (hơn 1 tuổi) đã tự ngồi ăn. Nên mình đã tự nhủ sau khi có con sẽ cho con “ăn dặm kiểu Nhật”. Như vậy sẽ tốt cho con hơn và sẽ nhàn cho mình.

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 1
Vừa vào cửa mẹ đã được các cô ở lớp dạy học nấu ăn dặm cho con phát cho tất cả các tài liệu cần thiết.

Khi bé Bee đi kiểm tra sức khỏe 4 tháng thì nhận được giấy thông báo cho mẹ đi học lớp dạy nấu ăn dặm cơ bản của Phòng chăm sóc trẻ em ở khu dân cư (tương đương với tổ dân phố ở Việt Nam mình). Xem tờ giấy thông báo thì mình được biết lớp học này được tổ chức hàng tháng, điều đặc biệt là tổ chức ở tất cả 5 Trung tâm văn hóa bà mẹ trẻ em của thành phố. Mỗi nhà văn hóa tổ chức vào một ngày khác nhau. Các mẹ có thể xem điều kiện của mình để quyết định ngày và nơi đi học. Hoặc mẹ nào muốn học thêm thì có thể tham gia nhiều buổi.

Mình đã chọn một ngày phù hợp với thời gian cho con ăn dặm và địa lý gần với khu mình ở. Thế rồi thấm thoát Bee đã tròn 5 tháng, hai mẹ con mình lại cùng nhau đi học ăn dặm.

Vào cửa đăng ký học thì mẹ đã được phát một số tài liệu liên quan đến buổi học hôm nay. Gồm có tài liệu cách cho con ăn dặm, dạy những trò chơi cho con....

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 2

Bắt đầu buổi học cô giáo phổ biến về 2 nội dung khá quan trọng:

1. Hãy thiết lập lịch sinh hoạt quy củ cho bé: Các mẹ cần thiết tạo lập cho bé một lịch trình sinh hoạt quy củ, ăn ngủ chơi nên đúng giờ. Nên cho bé ngủ sớm dậy sớm, nên đi ngủ từ 21h (vì từ 22h đến 02h là thời gian não bộ trẻ em phát triển tốt nhất).

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 3
Tài liệu hướng dẫn mẹ cách chơi với con theo từng tháng tuổi.

2. Hãy dành thời gian để chơi với con hàng ngày: cô giáo dạy cho các mẹ cách chơi với con, các trò chơi với con theo từng tháng tuổi khác nhau và các mẹ nên thường xuyên chơi với con. Điều quan trọng hơn nữa là các ông bố hãy cố gắng tranh thủ thời gian để chơi với con.

Theo chân mẹ Việt đến lớp học nấu ăn dặm ở Nhật 4
Cô giáo hướng dẫn các mẹ cách chơi với bé.

Và rồi cũng đã đến nội dung chính, đó là học cách cho con ăn dặm. Điều đầu tiên là các mẹ hãy nhớ những quy tắc cơ bản và những điều cần chú ý sau:

Phải yêu cái bếp, mới nấu ăn ngon

0 nhận xét

Niềm đam mê nấu ăn được truyền qua 3 thế hệ và tỏa đi khắp thế giới...
 Trong một căn nhà nhỏ (quận Phú Nhuận - TPHCM), có một gian bếp Việt – đã từng nuôi dưỡng đam mê của 3 bếp trưởng, đã đưa những món ăn độc đáo của người Việt ra thế giới qua các nhà hàng nổi tiếng…
 
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương                                      Con trai Trương Minh Hoàng
Tiếp nối đam mê của cha 
Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương, gần 30 năm trong nghề, đang là bếp trưởng tại hai nhà hàng Việt Nam House ở Malaysia. Chuyện chị sang Malaysia cũng hết sức tình cờ. Một vị khách nước ngoài,  khi đến dùng bữa tại khách sạn Equatoria, thưởng thức một số món ăn của chị nấu, đã quyết định mời chị sang Malaysia làm bếp trưởng tại nhà hàng Việt Nam House - điểm nhộn nhịp nhất ở Genting, đón khoảng 1.000 khách du lịch quốc tế, với hàng trăm món ăn Việt như: phở, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh bèo, bún thịt nướng… 
 Món được chọn nhiều nhất là  bò nấu tiêu, với miếng bò được cắt từng khoanh tròn đủ màu sắc, có mùi rượu, mùi lá thơm… Khởi nghiệp từ  việc chạy bàn cho một cửa hàng ăn uống, rồi mở quán “bò nướng lá lốt mỡ chài”; khi TP xuất hiện những khách sạn nổi tiếng, chị quyết định làm việc với… Tây. Sau 6 tháng học tiếng Anh cấp tốc, cùng với tay nghề vững vàng, chị lần lượt bước vào các gian bếp của khách sạn Omni,  nhà hàng 33 tầng… Đối với hệ thống Equatoria, đây là lần đầu tiên, một người Việt, lại là phụ nữ, có vai trò “chỉ đạo” trong bếp. Ông chủ của chuỗi nhà hàng Việt Nam House vừa mở thêm “Mekong House” với vị trí bếp trưởng vẫn là chị Phương.
 Cô em gái là Mỹ Yến từng nổi tiếng với món bún bò bán tại nhà. Khi Equatoria tuyển người đào tạo bếp Tây, Yến đi thi và được chọn, vì theo các sếp Tây, “Đã nấu bún bò ngon là nấu gì cũng ngon”. Quả nhiên, Yến tiến bộ rất nhanh, “nấu món Tây như Tây”! Chẳng bao lâu, Sheraton Sài Gòn mời Yến vào vị trí bếp phó.  Khi  khách sạn 5 sao Federal - Úc sang Việt Nam tuyển người với những tiêu chuẩn nghiệp vụ khắt khe, Yến tham dự và trúng tuyển. Niềm vui mới nhất của chị là ông xã cũng đã trở thành đồng nghiệp, dưới sự huấn luyện  của “sếp” vợ. 
Ước mơ của Hoàng
 Con trai duy nhất của chị Phương, Trương Minh Hoàng, là bếp trưởng tại nhà hàng Vale Bar Grill (VBG) - ở TP Niseko, Nhật Bản.  Ông chủ mới của VBG thay nhiều nhân sự nhưng bếp trưởng vẫn là Hoàng và còn quảng cáo: “Hãy thưởng thức các món Tây của bếp trưởng…Việt”. Hoàng tốt nghiệp Taylor’s College Hospitality của Pháp tại Malaysia, với sở trường chế biến món Tây, anh tuân thủ công thức Tây nhưng khi ra món lại rất đậm đà theo “văn hóa vừa miệng” của người Việt.
 Về TPHCM, Hoàng được nhận vào Sheraton, một “cơ hội  vàng” để luyện tay nghề.  Năm 2009, Hoàng trúng tuyển vào nhà hàng Vail Marriott, tại Colorado, Mỹ. Chuyến đi đánh dấu sự thành công trong việc  “tiếp thị Hoàng đầu bếp” nấu các món Âu, Á.  với Hoàng, thú vị nhất là làm việc với các đầu bếp “máy” là các băng chuyền tự động hiện đại. Một bàn tiệc cho 500 người, chỉ cần 5 người trong bếp. 
Đầu bếp miệt vườn 
Trong khi trò chuyện, chị Phương, Yến hay Hoàng luôn nhắc đến ông ngoại “đầu bếp miệt vườn” là người thầy đầu tiên của cả 3 người. Quê ông ở huyện Hóc Môn, lái xe đi khắp nơi, ông sưu tầm được nhiều công thức, bí kíp nấu ăn ngon. Tính ông giản dị nhưng trong nhà, ông yêu cầu “cái bếp phải luôn gọn gàng, sạch sẽ” và “thành công đến 50% là  khâu ướp. Người đầu bếp  phải có  khiếu tẩm, ướp, nêm gia vị đúng thời điểm để món ăn vừa miệng, thơm, ngon, hấp dẫn đặc biệt…”. Ông truyền cảm hứng nấu ăn sang các con với tinh thần: “Phải yêu cái bếp và khi mình vui vẻ nấu ăn mới nhanh và ngon…”. Chính tay ông nấu tiệc đám cưới của các con, rồi đảm nhận nấu đám, tiệc cho hàng xóm, những vùng lân cận. Ông mất đã hơn 10 năm nhưng từ gian bếp của ông, hai con gái và cháu ngoại đã tiếp nối đam mê nấu ăn và tỏa đi khắp thế giới... 

Kinh doanh ẩm thực - 4 cách để thành công

0 nhận xét

1. Người quản lý phải hiểu rõ thực đơn và bảng rượu để khi khách hàng yêu cầu, có thể đáp ứng ngay lập tức, hoặc thay đổi thực đơn theo định kỳ, có thể cùng bếp trưởng thực hiện một thực đơn hấp dẫn, lôi cuốn.



2. Kiến thức về tổ chức và quản lý bao hàm sự sáng tạo, kinh nghiệm và thẩm mỹ, để từ đó đưa ra một phong cách cho nhà hàng, giữ được chân người giỏi… Người quản lý phải thiết lập được chính sách đem lại lợi ích cho nhân viên và khách hàng và quy trình để đạt được lợi ích đó.

3. Kiến thức về tài chính để tính toán điểm hòa vốn, hiệu quả đầu tư.

4. Kiến thức về Marketing giúp cho người quản lý định vị được nhà hàng của mình đang đứng ở đâu; xác định đối tượng khách hàng chính mà mình phục vụ là ai. Những xu hướng thị trường trong tương lai là gì? Doanh nghiệp nào có đội ngũ tiếp thị giỏi, sáng tạo, đón đầu được xu hướng trong tương lai thì sẽ nắm phần thắng. Thách thức ở đây là phải bỏ nhiều tiền bạc và thời gian để duy trì những tiêu chuẩn và tạo khoảng cách với những đối thủ đang bám sau lưng.

Do vậy, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, tiêu chí thuê người quản lý không phải là ngoại hình đạo mạo mà phải nắm vững bốn khối kiến thức trên; riêng người đầu tư nhà hàng phải biết thêm khối kiến thức thứ năm, đó là sự tự tin. Bởi vì nếu không có sự tự tin thì nhà đầu tư dễ thoái lui trước các thách thức. Nếu hiểu vấn đề trên, nhà đầu tư sẽ nhận thấy, trong thách thức còn có cơ hội. Chẳng hạn, trong quá trình kinh doanh nhà hàng, bạn sẽ phát hiện ra những khoảng trống kinh doanh mà chưa ai để ý đến như dịch vụ giặt ủi khăn ăn…

Bên cạnh đối phó với sự cạnh tranh giữa các nhà hàng thì nhà quản lý còn đối phó với khách hàng (để làm sao có khách), đối phó với nhân viên (để làm sao có nhân viên giỏi), và đối phó với chủ đầu tư (mong muốn thu hồi vốn nhanh). Ba vấn đề này luôn gây áp lực lớn cho nhà quản lý nên đòi hỏi phải có sự phân tích thấu đáo về thị trường, phải thu thập số liệu, thống kê để có cơ sở vững chắc cho các quyết định. Đừng nghĩ chủ quan mình phục vụ tốt hơn là thu hút được khách hàng dẫn đến quá dễ dàng để đầu tư vào nhà hàng, cho rằng thị phần nhà hàng còn lớn, kinh doanh nhà hàng tạo ra siêu lợi nhuận… Cuối cùng, vấn đề cốt lõi nhất trong kinh doanh nhà hàng là mặt bằng vì nó tạo ra 80% hiệu quả. Nếu chọn vị trí tồi thì dù người quản lý có giỏi cũng không thể mang đến sự thành công.

Ngày nay, sự thay đổi về môi trường văn hóa đã làm thay đổi nhu cầu ăn uống của khách hàng, do đó đòi hỏi phải nâng ẩm thực lên tầm nghệ thuật. Khách hàng đang đòi hỏi ngày càng nhiều sự sáng tạo của đầu bếp, cung cấp nhiều khẩu vị mới mà trong tương lai các nhà hàng sẽ đi theo khuynh hướng này như món ăn mang sự kết hợp nét văn hóa ẩm thực giữa Đông và Tây, dùng món mì Ý với cua lột lăn bột chiên chẳng hạn. Các nhà hàng sẽ được xây dựng có tính chủ đề rõ nét như nhà hàng Việt Nam, Ý, Pháp… mà một thí dụ điển hình là nhà hàng Ming Dynasty chuyên về ẩm thực Trung Hoa. An toàn thực phẩm là chưa đủ mà cần bổ sung thêm tiêu chí an ninh thực phẩm… Và phần thưởng chỉ dành cho nhà kinh doanh nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Xác định thị trường mục tiêu trong Kinh doanh nhà hàng

0 nhận xét


Bước 3: Xác định thị trường mục tiêu

Ngày nay, sự thay đổi về môi trường văn hóa đã làm thay đổi nhu cầu ăn uống của khách hàng, do đó đòi hỏi phải nâng ẩm thực lên tầm nghệ thuật. Khách hàng đang đòi hỏi ngày càng cao sự sáng tạo của đầu bếp, cung cấp nhiều món ăn mới lạ như món ăn kết hợp nét văn hóa ẩm thực giữa phương Đông và phương Tây. Các nhà hàng sẽ được xây dựng có tính chủ đề rõ nét như nhà hàng Việt Nam, Ý, Pháp, Trung Hoa,...


Một góc trên tầng 2 của nhà hàng Sư tử -96 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Khách hàng của bạn xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Là người cung cấp dịch vụ, bạn là người “làm dâu trăm họ”, cần phải đáp ứng ở mức tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường buộc bạn phải tìm cách để chiến thắng trong cuộc đua với các đối thủ. Phần thưởng sẽ chỉ dành cho người nào đáp ứng được tốt nhất, thậm chí trên cả mong đợi, các nhu cầu của khách hàng. Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người, đó là một thực tế mà nhiều người mới bước vào kinh doanh khó chấp nhận. Hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, thế là bạn đã thành công.

Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Tuỳ từng cách phân đoạn, bạn tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức kinh doanh phù hợp. Ví dụ phân đoạn theo độ tuổi:

- Thế hệ sinh từ năm 1980 trở về sau: thế hệ này rất năng động, thích cái mới, dễ cuốn vào trào lưu, muốn khẳng định mình và khá độc lập.

- Thế hệ sinh trong khoảng 1965-1977: là những người đã trưởng thành, bắt đầu trầm hơn, không thích bị chú ý, chín chắn và quan tâm tới thực chất.

- Thế hệ sinh từ năm 1946-1964: ở lứa tuổi này họ đã có một sự nghiệp ổn định, ưa thích sự sang trọng,…

Cần phân tích đặc điểm của từng khách hàng để lựa chọn khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất.
Bước 4: Lựa chọn địa điểm

Tuỳ thuộc vào số tiền bạn có thể đầu tư vào việc mở nhà hàng và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn để có hướng tìm địa điểm phù hợp.

Khoản chi phí thuê địa điểm là một khoản lớn trong đầu tư ban đầu và chi phí hàng tháng về sau. Do vậy bạn cũng cần biết rằng “tiền nào của đó”. Vị trí đẹp, phố lớn thì chi phí cao. Quy mô rộng, trung tâm cũng không rẻ. Tuy nhiên, điều quan trong nhất là “địa lợi” cũng phải hợp với mô hình nhà hàng gì.


Mặt tiền rộng rãi của nhà hàng Sư tử (96 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội)

Chẳng hạn, bạn có một mảnh đất rộng hơn 1.000 m2, không phải ở phố lớn trung tâm thì bạn nên định hướng đến việc mở một nhà hàng Á (Việt, Hoa, Bia, đặc sản…) tầm “thường thường bậc trung” hoặc trung - cao. Nếu vì yêu thích mà mở một nhà hàng Âu sang trọng thì bạn khó mà nắm được phần thắng, trừ phi có những lý do rất đặc biệt như bạn có sẵn thế mạnh là các mối quan hệ cá nhân.


Mặt tiền trông ra phố Phạm Đình Hồ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
của nhà hàng Delight (34 Hàng Chuối, Hà Nội)

Không phải hầu hết các nhà hàng đều cần gần nơi đông dân cư, tuy nhiên đối với những nhà hàng phụ thuộc vào đặc điểm này, cần lưu ý một số điểm khi lựa chọn nơi kinh doanh:

- Lượng bán hàng dự kiến: Địa điểm bán hàng ảnh hưởng như thế nào tới khối lượng bán hàng của bạn?

- Giao thông: Xem xét lưu lượng người đi bộ và đi xe. Có khoảng bao nhiêu lượt người đi bộ và đi xe qua lại mỗi ngày? Địa điểm có thuận lợi cho việc dừng chân của khách hàng hay không?

- Nhân khẩu học: Những người sống và làm việc gần địa điểm đó có phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn không?

- Khả năng thanh toán tiền thuê địa điểm: nếu bạn đã tính toán lỗ lãi trong năm đầu kinh doanh, bạn sẽ biết con số gần chính xác doanh thu bạn sẽ đạt được là bao nhiêu và dùng con số này để quyết định nên thuê địa điểm với mức bao nhiêu thì vừa.

- Thuận lợi dừng đỗ xe: địa điểm phải đảm bảo có chỗ để xe cho khách và dễ dừng đỗ.

- Gần các cửa hàng khác: những cửa hàng gần kề có thể ảnh hưởng tới doanh số của bạn, sự có mặt của họ tác động bất lợi hay có lợi?

- Lịch sử của địa điểm: tìm hiểu về địa điểm trước khi quyết định thuê hay không. Ai là người thuê trước đó và tại sao họ lại không thuê nữa?

- Phát triển trong tương lai: Tìm hiểu chiến lược quy hoạch của địa phương để biết trước liệu có sự thay đổi nào liên quan đến địa điểm bạn định thuê hay không?

- Các điều khoản hợp đồng: tìm hiểu kỹ hợp đồng thuê để có những thoả thuận hợp lý nhất.

Vấn đề cốt lõi nhất trong kinh doanh nhà hàng là mặt bằng vì nó tạo ra 80% hiệu quả. Nếu chọn vị trí tồi thì dù người quản lý có giỏi cũng không thể mang đến sự thành công.
Bước 5: Bố trí không gian và thiết kế nội thất nhà hàng

Thiết kế là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng.



- Khu dành cho khách: đây là khu giúp bạn kiếm tiền, chính vì thế đừng cắt xén nó khi thiết kế. Hãy dành thời gian thăm càng nhiều nhà hàng càng tốt để phân tích cách bài trí của những nhà hàng đó. Hãy quan sát thái độ của những khách hàng tới ăn, họ phản ứng ra sao với những cách bài trí đó? Chúng tiện lợi hay không? Phân tích những cái hay và dở để rút kinh nghiệm.

Cách thiết kế khu dành cho khách phụ thuộc vào quan niệm của bạn. Thống kê cho thấy 40 - 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên. Để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành bàn rộng hơn. Cách này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc phục vụ từng nhóm khách hàng khác nhau.

- Khu chế biến: Các khu chế biến trong nhà hàng thường rơi vào tình trạng thiết kế không hiệu quả. Hãy nắm rõ thực đơn trong đầu để xác định từng yếu tố trong khu vực chế biến. Bạn cũng cần khu vực dành cho việc nhận, cất giữ nguyên liệu, sơ chế, nấu, rửa chén bát, khu đựng rác, thuận lợi cho nhân viên và khu dành cho văn phòng.

Hãy sắp xếp khu chế biến thức ăn sao cho chỉ cách khu nấu nướng vài bước chân. Cách thiết kế của bạn cũng nên cho phép hai đầu bếp hoặc nhiều hơn cùng làm khi có nhiều khách.



Một không gian nhà hàng tiêu chuẩn không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách - ấm cúng - tiện dụng. Nếu bạn tạo được một không gian vì khách hàng nhiều nhất thì đó là phương án thiết kế tốt nhất cho bạn. Hầu hết những chủ đầu tư luôn muốn nhà hàng của mình phải chứa được thật nhiều khách, điều đó đồng nghĩa với việc kiến trúc sư buộc phải thu nhỏ các không gian phụ trợ khác như: toilet, khu bếp, khu quầy bar, khu nhân viên, khoảng trống, góc trang trí,...


Không gian bên trong mang đậm phong cách Pháp
của nhà hàng Delight -34 Hàng Chuối, Hà Nội

Trên thực tế, một nhà hàng sẽ có không gian đẹp hơn khi có nhiều khoảng trống hơn; do vậy không nên kê bàn ghế quá sát nhau vì sẽ làm không gian trở nên bức bối, dễ làm khách hàng mất đi sự riêng tư cần thiết. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ nhà hàng, ban đầu nên kê bàn ghế với mật độ vừa phải vì thời gian đầu bạn chỉ có thể đạt được 50-70% công suất kinh doanh thực tế; sau 3 - 6 tháng kinh doanh tốt bạn mới nên tăng thêm số chỗ ngồi nếu cần.

Bước 6: Lên thực đơn

Thực đơn là danh sách các món ăn hay đồ uống mà nhà hàng của bạn hiện có, được đưa ra để khách hàng lựa chọn. Khi lên thực đơn, bạn cần lưu ý đến trẻ em nếu khách hàng mục tiêu của bạn bao gồm cả đối tượng này, ví dụ như thiết kế một số món với khẩu phần nhỏ hơn để hấp dẫn các em nhỏ.




Món xôi trứng kiến được nhiều thực khách ưa thích của quán Kiến.
Món này thường được phục vụ từ tháng 3 (mùa kiến đẻ trứng)

Thực đơn có xu hướng ngày càng dài và điều này chỉ khiến cho khách hàng thêm rối trí. Hãy sắp xếp các món theo mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với thực đơn ngắn gọn nhất.


Thực đơn của nhà hàng Delight
Những quy định về an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm cần được đặt lên hàng đầu khi bạn dấn thân vào việc kinh doanh nhà hàng. Bạn cần tìm hiểu về những quy định an toàn thực phẩm mà các nhà chức trách đã đưa ra để thực hiện cho đúng. Uy tín của nhà hàng sẽ rất khó lấy lại nếu bạn để khách hàng của mình bị ngộ độc, ngoài ra bạn còn phải trả chi phí điều trị không nhỏ cho khách hàng.


Tuyển nhân viên

Bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng nhân viên là quyết định chính xác bạn muốn nhân viên làm gì. Bảng mô tả công việc không nhất thiết phải quy mô như của các công ty lớn, điều quan trọng là phải liệt kê được trách nhiệm và phận sự của từng công việc.

Tiếp theo bạn cần lập bảng quy định mức lương. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên nghiên cứu mức lương chung trong ngành, sau đó đặt ra mức lương tối đa và tối thiểu đối với từng vị trí để việc trả lương dựa vào năng lực được linh hoạt hơn.


Có một số vị trí đặc biệt bạn cần lưu tâm:

- Người quản lý: Vị trí quan trọng nhất trong hầu hết các nhà hàng là người quản lý. Tốt nhất là người đó phải đã từng quản lý một hay nhiều nhà hàng và có mối quan hệ với các nhà cung cấp thực phẩm. Chắc chắn bạn muốn có được một người quản lý có kỹ năng và khả năng giám sát nhân viên, đồng thời biết cách làm toát lên phong cách và cá tính của nhà hàng. Để có được người quản lý như thế bạn cần phải trả mức lương tương xứng và nên tuyển trước khi mở cửa hàng ít nhất 1 tháng để họ có thể tư vấn cho bạn.

- Bếp trưởng và đầu bếp: khi mới bắt đầu bạn có thể cần 3 đầu bếp, 2 người làm toàn thời gian và 1người làm bán thời gian, giờ làm việc từ 10 h sáng đến 4 h chiều hoặc từ 4 h chiều tới lúc đóng cửa. Người làm bán thời gian được bố trí vào những giờ cao điểm, cuối tuần hoặc ngày lễ.

- Nhân viên phục vụ: đây là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì thế họ cần phải tạo ra ấn tượng dễ chịu và có thể làm việc tốt dưới áp lực lớn, cùng lúc phục vụ nhiều bàn mà vẫn giữ được thái độ nhiệt tình, niềm nở.

Đối với bất kỳ nhân viên nào, bạn cũng nên cho họ biết triết lý của nhà hàng cũng như hình ảnh mà bạn muốn xây dựng để cùng nhau phấn đấu.
Chiến lược marketing và quảng bá

Bất cứ công ty nào cũng cần có một kế hoạch marketing và loại hình kinh doanh nhà hàng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, dù áp dụng chiến lược marketing nào đi chăng nữa bạn cũng không nên bỏ qua phương pháp marketing truyền miệng bởi theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.

Một khi đã có ý định quảng cáo cho nhà hàng mình, bạn phải chú ý tới thông điệp mà bạn định chuyển tải tới khách hàng. Thông điệp của bạn có thể tập trung vào một điểm khác biệt nào đó so với các đối thủ cạnh tranh. Thông điệp tung ra tập trung vào một đặc trưng nổi bật của nhà hàng một cách nhẹ nhàng, khiến khách hàng nhận ra mà đối thủ lại không có cớ để phản công. Ví dụ, với món “cá lóc nùi trấu”, bạn không chỉ nói về cách nướng cá đăc biệt của mình mà còn làm khách nhớ đến món cá lóc nhồi quá nhiều chất béo như thế nào vào tuần trước họ mới ăn và muốn có một “kinh nghiệm” mới với món cá lóc nùi trấu.

Khi khai trương nhà hàng, bạn có thể gửi giấy mời dùng bữa miễn phí tới những nhân vật tiêu biểu trong tập khách hàng mà bạn nhắm tới. Đăng kí tên trên danh sách các địa chỉ ẩm thực, sách hướng dẫn du lịch, quảng cáo trên các phương tiện thông tin hoặc giới thiệu cách chế biến một vài món ăn đặc trưng của nhà hàng trên tạp chí.

Khi đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, bạn có thể thay đổi chiến lược quảng cáo tiếp thị, Ví dụ, nhiều nhà hàng đã liên kết với rạp chiếu phim để tiếp thị bằng cách in coupon giảm giá trên cuống vé xem phim, khách hàng xem phim sẽ được dùng bữa miễn phí hoặc giảm giá tại nhà hàng

(Tổng hợp)

Kinh doanh nhà hàng và những bước đi đầu tiên

0 nhận xét

Cùng với khách sạn, nhà hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh “hot” nhất hiện nay. Các quán ăn đang được mở ra ngày càng nhiều vì con người đang chú ý đến nhu cầu ăn uống.

Họ không chỉ muốn ăn ngon mà còn muốn được ngồi trong một không gian thoáng đẹp, được phục vụ tận tình, tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Việc đi nhà hàng đã trở thành một nét văn hóa, đặc biệt là ở các đô thị. Chuyện đi nhà hàng giờ đây cũng không phải là ước mơ quá xa vời đối với nhiều người khi đời sống kinh tế ngày một được cải thiện hơn.



Nhiều người cho rằng, kinh doanh nhà hàng là “một vốn bốn lời”. Và nếu quả là như thế thật, khi nhìn vào những quán ăn đông nghẹt khách, bạn có nhen nhóm ý định làm giàu từ ngành này không? Bạn có sẵn vốn và một địa điểm lý tưởng để kinh doanh nhưng còn phân vân vì nhiều lý do? Bạn e rằng mình chưa nắm được đầy đủ thông tin về công việc thú vị nhưng cũng đầy mạo hiểm, nhất là khi nó có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình bạn?
Bạn biết gì về thế giới nhà hàng?

Thế giới nhà hàng với muôn hình vạn trạng tạo ra nhiều điều bí ẩn và hào nhoáng. Ngày càng có nhiều loại nhà hàng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của con người. Nhà hàng chính là một cỗ máy sản xuất và nếu không nhìn nhận theo cách này, bạn khó mà thành công được.

Nhiều người có ý định mở nhà hàng sau khi cùng người thân hay bạn bè đến một nhà hàng đông khách nào đó. Họ nghĩ rằng với số lượng khách và mức giá như thế, hẳn ông bà chủ tha hồ mà hốt bạc. Nhưng bạn có biết rằng, kinh doanh nhà hàng chính là một trong những công việc khiến tiền bạc “đội nón” ra đi nhanh nhất không? Làm thế nào để thành công trong kinh doanh nhà hàng là vấn đề hóc búa không chỉ đối với bạn mà còn với cả những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Dù ước mơ của bạn là mở một nhà hàng ăn tối truyền thống, hiệu bánh Pizza kiểu New York, buffet Trung Quốc hay tiệm cà phê, bạn cũng có thể áp dụng từng bước dưới đây:
Bước 1: Huy động nguồn tài chính cần thiết

Thực tế rất khó có thể đưa ra ngay câu trả lời cho câu hỏi: cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng. Bởi vì con số này tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại thức ăn phục vụ.

Ví dụ với số vốn tương đối, bạn có thể đầu tư nhà hàng Việt Nam, nhà hàng Âu, chuyên món Ý, nhà hàng Fastfood, nhà hàng Trung Hoa với nhiều cấp độ sang trọng hay bình dân. Với một khoản đầu tư khiêm tốn, bạn có thể mở quán gà, bò, bia hơi, lẩu,…

Bạn sẽ phải tính toán trước ít nhất là hai khoản chi phí cho nhà hàng của mình: chi phí ban đầu và chi phí sau khai trương.

Bạn có thể tự ước tính được chi phí mà mình phải bỏ ra dựa vào bảng gợi ý sau:



Với chi phí sau khai trương, bạn nên dành một lượng vốn nhất định cho các khoản chi tiêu cho 3 tháng sau khi nhà hàng đã đi vào hoạt động. Nguồn kinh phí đó sẽ giúp bạn duy trì hoạt động của nhà hàng cho đến khi công việc kinh doanh khá hơn. Thời gian vài tháng sau khi mở cửa là thời gian đệm để khách hàng làm quen với một nhà hàng mới đi vào hoạt động. Nếu nuôi hi vọng rằng khách sẽ kéo đến nườm nượp và bạn sẽ thu hồi vốn ngay trong vài tháng đầu, bạn nên xem lại động cơ kinh doanh nhà hàng của mình.

Về kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn, chị Thùy Anh, chủ quán Kiến (143 Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Mình càng sát sao bao nhiêu, càng đỡ tổn hại bấy nhiêu. Ví dụ, ông xã nhà mình làm thiết kế rất giỏi. Toàn bộ thiết kế trong quán, cả giám sát thợ làm do ông xã đảm nhận nên đỡ tốn kém rất nhiều, nếu thuê ngoài bạn sẽ mất ít nhất 50 triệu - 100 triệu cho chi phí thiết kế + đội giá vật liệu xây dựng.”
Bước 2: Trang bị vốn hiểu biết về kinh doanh nhà hàng



Để quản lý nhà hàng đạt hiệu quả cao là rất khó, để vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực này càng khó hơn do số lượng nhà hàng ngày càng nhiều đã tạo sự cạnh tranh khốc liệt. Kinh doanh nhà hàng mang tính đột biến cao, lượng khách có khi ít nhưng có lúc quá tải, đòi hỏi người quản lý phải linh hoạt trong điều hành.

Với tư cách là chủ/quản lý nhà hàng, bạn đóng một vai trò quan trọng trong các khâu, từ lúc lên kế hoạch, xây dựng cho đến việc tuyển chọn nhân viên, lên thực đơn,…của nhà hàng. Công việc này không chỉ đòi hỏi ở bạn lòng say mê mà còn cả kiến thức sâu rộng về mọi mặt. Để đối phó được các yếu tố gây bất lợi, ngoài việc có trình độ chuyên môn cao, khả năng tương tác làm việc giữa con người với con người, kỹ năng về tư duy, thì người quản lý nhà hàng phải trang bị bốn nhóm kiến thức cơ bản:

1. Người quản lý phải hiểu rõ thực đơn và bảng rượu để khi khách hàng yêu cầu, có thể đáp ứng ngay lập tức, hoặc thay đổi thực đơn theo định kỳ, có thể cùng bếp trưởng thực hiện một thực đơn hấp dẫn, lôi cuốn.

2. Kiến thức về tổ chức và quản lý bao hàm sự sáng tạo, kinh nghiệm và thẩm mỹ, để từ đó đưa ra một phong cách cho nhà hàng, giữ được chân người giỏi,… Người quản lý phải thiết lập được chính sách đem lại lợi ích cho nhân viên và khách hàng và quy trình để đạt được lợi ích đó.

3. Kiến thức về tài chính để tính toán điểm hòa vốn, hiệu quả đầu tư.

4. Kiến thức về Marketing giúp cho người quản lý định vị được nhà hàng của mình đang đứng ở đâu; xác định đối tượng khách hàng chính mà mình phục vụ là ai. Những xu hướng thị trường trong tương lai là gì? Doanh nghiệp nào có đội ngũ tiếp thị giỏi, sáng tạo, đón đầu được xu hướng trong tương lai thì sẽ nắm phần thắng. Thách thức ở đây là phải bỏ nhiều tiền bạc và thời gian để duy trì những tiêu chuẩn và tạo khoảng cách với những đối thủ đang bám sau lưng.

Do vậy, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, tiêu chí thuê người quản lý là phải nắm vững bốn nhóm kiến thức trên. Riêng người đầu tư nhà hàng còn phải có thêm sự tự tin bởi nếu thiếu đi yếu tố này nhà đầu tư dễ thoái lui trước các thách thức. Nếu có sự tự tin, nhà đầu tư sẽ nhận thấy trong thách thức luôn luôn ẩn chứa cơ hội. Chẳng hạn, trong quá trình kinh doanh nhà hàng, bạn sẽ phát hiện ra những khoảng trống kinh doanh mà chưa ai để ý đến như dịch vụ giặt ủi khăn ăn…



Ở bước đầu định hướng kinh doanh, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, các chủ nhà hàng mà bạn quen biết, bạn nên đi ăn nhiều ở các nhà hàng để đúc kết các nhận xét…

Chị Thùy Anh, chủ quán Kiến (143 Nghi Tàm, Quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Về kinh nghiệm, bạn càng đọc nhiều, càng tích lũy được nhiều. Bản thân trước khi mở quán, mình không có nhiều kinh nghiệm về nấu ăn, nhưng sau khi mở, việc hàng ngày là lên mạng tìm những món ăn mới lạ, đưa cho bếp nấu thử. Thời gian đầu, tất cả các món bếp đưa ra mình phải nếm, chỉnh lại gia vị. Nên trò chuyện với tất cả những ai bạn biết có kinh nghiệm về ngành ăn uống. Kinh nghiệm có thể được "nhảy cóc" nếu bạn nhanh nhạy”.

Chị Phạm Hồng Hạnh, chủ nhà hàng Nhật Long (90 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bày tỏ: “Chủ nhà hàng phải biết nấu ăn. Ông xã chị đã từng học nấu ăn và nấu ăn ngon. Ví dụ, món cá quả nướng được nhiều khách yêu cầu đích thân ông chủ nướng cho khách. Tiếp theo là phải biết ăn, biết nếm, biết thưởng thức. Mình ăn thấy ngon thì mới phù hợp với nhiều người khác.”

(ST - Còn tiếp

Khởi nghiệp với nhà hàng kem tươi

0 nhận xét



Kem tươi với nhiều hương vị khác nhau là nhu cầu không thể thiếu của giới trẻ hiện nay, có thể nói- quán kem là một hình thức kinh doanh rất thiết thực của ngành dịch vụ giải khát. Nhiều người nhận định rằng, được ngồi cùng bạn bè thưởng thức những ly kem hay hàn thuyên bên chiếc lẩu kem với nhiều hương vị hấp dẫn và hình thức bắt mắt, giúp họ giải tỏa stress.



Mặc dù hiện nay có rất nhiều quán kem, nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng, đặc biệt trong các mùa nắng nóng. Với một cửa hàng kem tươi ngon, giá cả phải chăng, phục vụ lịch sự ân cần, luôn quan tâm đến nhu cầu thư giãn của khách hàng, sẽ được rất nhiều khách hàng ghé đến.

ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHIỆP

Vốn: vốn đầu tư ban đầu từ 50 triệu trở lên, dùng cho:
Đặt cọc thuê mặt bằng;
Sửa chữa, trang trí quán;
Trang bị bàn ghế, tủ kệ;
Các thiết bị, công cụ, dụng cụ làm kem, tủ kem, ly và dụng cụ các loại...;
Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh

Con người
Tuyển người: Với quán có quy mô nhỏ, chỉ cần tuyển một giám sát, một nhân viên pha chế, một thu ngân và khoảng 2 nhân viên phục vụ, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của quán.
Bạn là người khởi nghiệp phải nghiên cứu kỹ về các loại kem và cách làm kem, cách bảo quản kem trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Pháp lý: sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở quán làm giấy phép kinh doanh. Quán kem chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể.

Công tác chuẩn bị
Cần tìm hiểu và liên hệ trước với những nhà cung cấp dụng cụ và nguyên vật liệu: máy làm kem, tủ kem, các loại hương liệu làm kem, mứt, trái cây… Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng kinh doanh hình thức này từ những mối quen biết của bạn hoặc bạn có thể chủ động đến tìm hiểu các mô hình kinh doanh tốt, đây là một điều rất quan trọng giúp bạn có thể tránh những sai lầm trong quá trình khởi nghiệp.
Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… sẽ là lợi thế.
Thời điểm khởi nghiệp: nên dự tính khởi nghiệp vào những tháng hè, khí hậu nắng nóng thì việc kinh doanh của bạn có nhiều thuận lợi hơn.
Lập menu: có rất nhiều loại kem mang các hương vị khác nhau như kem dâu, sôcôla, cà phê, cacao, trà xanh, táo,… nên có đầy đủ các loại kem phổ biến và đưa ra một số loại kem có hương vị khác biệt, tạo nét đặc trưng riêng cho quán
Lập bản kê chi tiết những vật dụng, công cụ cần mua và cả phương án thay thế.


YÊU CẦU CHUYÊN MÔN

Lập kế hoạch kinh doanh:
Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.
Nên tập trung kinh doanh chỉ có các loại kem.
Lập kế hoạch marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo), kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên) phương án vận hành bộ máy kinh doanh cụ thể từ giữ xe, phục vụ, thu ngân...
Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.


Kiến thức, kỹ năng chuyên môn
Kiến thức về pha chế: cách thức làm và pha chế kem khá đơn giản, bạn nên theo học lớp làm kem. Nếu bạn có thể tự pha chế và làm kem, sẽ tạo ra những loại kem ngon và đặc sắc hơn
Kỹ năng về chăm sóc khách hàng, bán hàng, quản lý nhân sự, điều hành một cửa hàng kinh doanh.

Kinh nghiệm

Kinh nghiệm về lĩnh vực thực phẩm, giải khát, quản lý nhà hàng, quán ăn... sẽ rất quan trọng và giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình khởi nghiệp.

Bài học quản lý nhân sự nghề bếp là biết tìm người thay... mình

0 nhận xét



GS.Dave Ulrich, Đại học Michigan (Mỹ), người được xem là bậc thầy về quản trị nhân sự, đã đưa ra một định nghĩa khá thú vị về tài năng. “Tài năng có nghĩa là sự kế thừa (succession)...”! Mới đây, ông Ulrich đã có buổi nói chuyện về cách thức phát triển nguồn nhân lực ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô tại một cuộc hội thảo tại TPHCM, do PACE tổ chức.

Theo ông Ulrich, ngoài những phẩm chất đặc biệt khác, người lãnh đạo chỉ được xem là tài năng khi luôn đau đáu một kế hoạch chuẩn bị nhân sự cho tương lai và sẵn sàng chuyển giao quyền lực cho những người khác xứng đáng hơn.



Hiện nay nhiều tập đoàn nước ngoài cũng đã áp dụng cách thức trên trong quản trị nhân sự. Tức là, khi một người được cất nhắc lên một vị trí quản lý nào đó, người đó lập tức phải nghĩ ngay đến việc tìm người thay thế mình trong tương lai (dĩ nhiên là phải giỏi cỡ mình trở lên). Họ phải cam kết và coi đó là một nghĩa vụ. Để có động lực thực hiện, các công ty nước ngoài thường tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội thăng tiến. Nói cách khác, tìm được người kế vị mình, người đó mới được cất nhắc lên vị trí cao hơn.

Nhưng câu hỏi đặt ra là đối với bậc lãnh đạo cao nhất thì sao, động lực nào để họ từ bỏ vị trí của mình, chẳng hạn vị trí chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc trong một doanh nghiệp?

Đề cập vấn đề này, ông Ulrich đưa ra một kết quả khảo sát do ông tiến hành cho thấy: trong số các nhà lãnh đạo được phỏng vấn, chỉ có 20% quyết tâm trong việc xây dựng và chuyển giao quyền lực, 20% không nghĩ tới việc này, 60% còn lại thì vừa muốn vừa không. Theo ông, với 20% nhà lãnh đạo sẵn sàng chuyển giao quyền lực thì không còn gì để nói. Đối với 20% nhà lãnh đạo không nghĩ tới việc tìm người kế thừa thì không thể thay đổi được và cũng không thể trông mong gì ở họ.

Ông kể: ở Mỹ có một tập đoàn có lịch sử 85 năm nhưng đến nay vị chủ tịch tập đoàn vẫn tại vị mà không chịu nhường vị trí cho ai. Con trai ông này 60 tuổi và cháu nội 35 tuổi mỗi người nắm giữ một công ty cũng vậy. Một người bạn của ông phụ trách nhân sự trong tập đoàn đã hỏi ông cần phải làm gì trong trường hợp này. “Tôi trả lời là chỉ có thể cầu nguyện, cầu nguyện cho họ... chết đi chứ không thể làm gì được...”, ông Ulrich nói. Dĩ nhiên, khi những người cầm lái mất đi cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cũng chìm theo vì không còn người lèo lái.

Theo ông, đối tượng cần quan tâm là số 60% nhà lãnh đạo vừa muốn vừa không muốn chuyển giao quyền lực. Cần phải xây dựng ở họ tư duy về sự kế thừa. Cần chỉ ra rằng sự thành công và trường tồn của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào cá nhân họ mà cả ở những người kế nhiệm họ. Hơn thế nữa, một nhà lãnh đạo tài năng phải biết “đánh thức” được nguồn nhân lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp.

Theo ông Ulrich, McKinsey và GE là hai hình mẫu thành công trên thế giới. Hai tập đoàn này thành công không phải do doanh thu, có nhiều lãnh đạo, có vốn hóa lớn... mà nằm ở khả năng xây dựng được một đội ngũ nhân sự giỏi và biết cống hiến, cho cả hiện tại và tương lai.

Câu chuyện về Honda Soichiro, nhà sáng lập hãng Honda của Nhật, đến nay vẫn được nhiều người nhắc đến. Trong tự truyện của mình, ông Soichiro kể rằng khi Honda đã trở thành một tập đoàn nổi tiếng, ông đã lặng lẽ từ chức. Vị trí điều hành cao nhất của tập đoàn được giao cho một người khác, còn ông chỉ nhận một chức vụ nhỏ nhưng hợp với sở trường là phụ trách mảng kỹ thuật của hãng. Điều này không hề khiến Honda yếu đi mà càng phát triển vượt bậc. Ai cũng hiểu đây chính là tâm nguyện và là động lực để ông Soichiro sẵn sàng nhường vị trí cho người khác dù đang ở trên đỉnh cao của quyền lực.

(Thời báo kinh tế Saigon)

giải quyết nợ Quản lý khách sạn - Làm gì khi nợ nần lớn?

0 nhận xét




Quản lý khách sạn - Làm gì khi nợ nần lớn?


Bạn cần đặt câu hỏi rằng, liệu các kế hoạch tái cơ cấu kinh doanh sẽ thành công, hay bạn có các tài sản đáng kể để thế chấp cho chủ nợ nhẳm giữ lại khách sạn, và liệu bạn tin rằng mình lèo lái thành công doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng? Nếu câu trả lời là “có” thì xác suất giành thắng lợi trong tương lai sẽ rất cao.

Khi nền kinh tế lâm vào tình cảnh suy thoái, người dân thắt chặt chi tiêu, chỉ ưu tiên mua và tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu, dừng nhu cầu giải trí, du lịch thì nền công nghiệp khách sạn bị tác động rất đáng kể.



Rất dễ nhìn thấy tác động đầu tiên là lượng khách sụt giảm, khách sạn giảm doanh thu và rơi vào tình cảnh đình đốn kinh doanh, và nghiêm trọng hơn là phá sản. Theo ông David M. Neff, Chủ tịch Tập đoàn Khách sạn và Giải trí Perkins Coie (Hoa Kỳ), khi đó, chủ khách sạn phải chuyển sự chú ý đến các mối quan hệ kinh doanh quan trọng nhất. Đó là khách hàng, các đối tác, gồm người cho vay, các công ty quản lý, công ty nhượng quyền. Điều này rất quan trọng cho sự tồn vong của khách sạn.

Trước hết, chủ khách sạn phải nhìn vào món nợ vay để kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào trên thế giới đều sở hữu các món nợ như một thứ năng lượng cần thíết cho xe chạy. Thời điểm món vay đáo hạn, đặt trường hợp bạn không xoay đủ tiền trả nợ, rất dễ rơi vào tình thế người cho vay phát mãi khách sạn của bạn. Nếu bạn không mong muốn điều đó xảy ra thì cần phải đàm phán với chủ nợ cho kéo dài thời hạn trả nợ. Chúng ta đều biết, tái cấp vốn trong điều kiện như vậy là rất khó và không thể cải thiện trong một thời gian ngắn. Như vậy, trong thỏa thuận này, chủ khách sạn không có nhiều lựa chọn trước các điều kiện khắc nghiệt do chủ nợ đưa ra. Có thể bạn phải chấp nhận mức lãi suất cao hơn cho thời hạn kéo dài của món vay. Đối với vấn đề này, bạn cần xem xét kỹ khả năng kinh doanh, sức chịu đựng lãi suất vay mới và các biện pháp điều hành nền kinh tế đất nước của chính phủ, xem có khả năng xoay chuyển tình thế hiện tại được hay không. Nếu bạn nhận thấy các điều kiện mới không đủ khả năng vực dậy hoạt động của khách sạn hay chủ nợ không chấp nhận cơ cấu lại món nợ thì lúc ấy mới phải tính đến giải pháp bán khách sạn.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn bán khách sạn, cần phải nhìn lại mối quan hệ với đối tác, trong đó có công ty quản lý khách sạn mà bạn thuê. Giả định bạn đang hợp tác với những đối tác lớn, ai cũng có mối quan hệ ràng buộc nhau, nhưng một khi tài sản (khách sạn) không còn thì không chỉ bạn mà đối tác cũng mất cơ hội có các khoản lợi nhuận. Hãy thuyết phục họ có thể cùng gánh vác món nợ để có cơ hội tái cơ cấu doanh nghiệp và chờ sự phục hồi kinh doanh trong thời gian tới.

Và nếu bạn mua nhượng quyền thương mại một sản phẩm dịch vụ của một đối tác khác thì hãy thương lượng với công ty nhượng quyền trì hoãn các khoản phí mà bạn phải trả cho họ để dành nguồn lực đó vào việc duy trì kinh doanh, tránh phải bán khách sạn. Chắc chắn rằng, bên nhượng quyền luôn muốn bạn làm ăn thành công để thu lệ phí nên bạn rất có khả năng nhận được phản hồi tích cực từ đối tác ấy.

Dĩ nhiên quyền quyết định cuối cùng sẽ phụ thuộc vào bạn. Bạn phải trung thực đánh giá thực lực của mình trong các quyết định tồn tại của khách sạn. Bạn cần đặt câu hỏi rằng, liệu các kế hoạch tái cơ cấu kinh doanh sẽ thành công hay bạn có các tài sản đáng kể để thế chấp cho chủ nợ nhẳm giữ lại khách sạn, và liệu bạn tin rằng mình lèo lái thành công doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng? Nếu câu trả lời là “có” thì xác suất giành thắng lợi trong tương lai sẽ rất cao.

Học nấu ăn ở nơi nào tốt nhất

0 nhận xét


Học nấu ăn ở đâu tốt nhất? Có lẽ tất cả chúng ta những ai đang quan tâm đến nghề bếp đều mong muốn tìm cho mình một môi trường học tập tốt nhất. Vậy học nấu ăn ở đâu tốt nhất, rất khó để biết được, nhưng các bạn hãy cùng đánh giá qua những cảm nhận và chia sẽ của một số học viên tại Trường Dạy Nghề Ẩm Thực  nhé!


Thầy Nguyễn Quốc Y đang giới thiệu Chương trình học cho các Học viên mới

Khi tôi hỏi các bạn Học viên Bếp chính bếp Việt K6: học nấu ăn ở đâu tốt nhất? Tất cả các bạn đều có chung một câu trả lời “Học nấu ăn tại Trường  thật tuyệt vời”
Các bạn đến từ nhiều nơi tỉnh thành khác nhau, nhưng đều có một đặc điểm chung “yêu nghề bếp” và đây là một tập thể học viên trẻ trung, năng động mà tôi đã tiếp xúc.

Các học viên học nấu ăn lớp Bếp chính bếp Việt K6 cùng Cô Thu
Học nấu ăn ở đâu tốt nhất ? Bạn Vi Anh Dũng nói “Mình rất happy khi học ở đây, mình hài lòng về cách thức dạy học, các Thầy Cô chỉ dạy rất nhiệt tình”.
Bạn Nguyễn Tấn Lộc “Mình rất thích , môi trường học ở đây rất tốt, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu luôn đáp ứng đầy đủ, luôn tạo điều kiện tốt cho chúng tôi học tập”.

Thầy Nhân và các bạn Học viên học nấu ăn
Khi được hỏi: Học nấu ăn ở đâu tốt nhất? Bạn Hồ Thị Mỹ Luyến chỉ nói rằng “Mình rất vui khi được học tại Trường, không chỉ Giảng viên tốt, cơ sở vật chất hiện đại mà Luyến thấy  có một sự không khí ấm cúng như một gia đình vậy, các học viên và nhân viên nơi đây giống như anh chị em của nhau, rất đoàn kết”.
Học nấu ăn ở đâu tốt nhất ? Bạn Trần Vũ Anh chia sẻ “ Nếu được hỏi, học nấu ăn ở đâu tốt nhất? Tôi sẽ nói rằng, khó có Trường nào có thể đạt được chất lượng và môi trường học tập như Trường Dạy Nghề Ẩm Thực , Tôi rất may mắn vì đã chọn được một trường dạy nghề đáp ứng được được sự mong mỏi và chờ đợi của Tôi từ lâu”.
Những cảm nhận được những chia sẻ từ các bạn Học viên đã học tại Trường sẽ giúp cho các bạn thêm những thông tin cần tham khảo khi lựa chọn một trường học nấu ăn tốt nhất .

8 mẹo nấu ăn để có món cá thơm ngon

0 nhận xét



Nhiều người khi ăn cá thường ngại xương và tanh, nhưng với 8 mẹo nấu ăn sau đây bạn sẽ đánh tan những nỗi lo ngại đó!

1. Tươi là chìa khóa

Quan trọng nhất trong việc chuẩn bị món cá ngon là cá của bạn phải rất tươi. Khi mua cá nguyên con, mắt cá phải rõ ràng, mang phải có màu đỏ tươi và các vảy cá phải thật sáng bóng. Khi mua cá phi lê cách tốt nhất để kiểm tra độ tươi của cá là ngửi nó. Thịt cá phải trắng có độ đàn hồi tốt, nếu là cá ngừ thì phải đỏ không phải là màu nâu.



2. Vẻ bề ngoài cũng quan trọng

Không chỉ tiếp xúc với cá để biết nó có tươi không, chỉ cần nhìn bạn cũng phần nào đánh giá được. Nếu cá tươi ngon thì con cá vẫn phải vùng vẫy trong bể nước, không có dấu hiệu bơi lờ đờ hoặc không bơi, vẩy và vây cá phải còn nguyên. Nếu là cá đóng hộp thì phải đảm bảo bao bì ghi chi tiết, cụ thể và còn nguyên tem mác.

3. Lưu trữ cá sao cho đúng

Cá tươi có thể giữ trong tủ lạnh 2-3 ngày sau khi mua, nhưng tốt hơn hết là nên chế biến ngay khi mua về. Đối với phần cá được giữ lại thì nên để vào ngăn đông của tủ lạnh. Các loại cá phi lê nên bỏ ra ngoài trước khi chế biến vài giờ.

4. Xương cá





Không ai thích một miếng thịt cá với đầy xương. Hãy nhờ người bán cá lọc lấy phần phi lê còn phần xương sống bỏ riêng ra, nếu không bạn có thể dùng một con dao sắc để lọc loại bỏ phần xương sống của cá. Sau đó chỉ cần dùng nhíp để rút những chiếc xương hom còn lại dọc theo thớ thịt. Nếu muốn nấu cả xương cho ngọt nước thì sau khi nấu xong bạn cũng có thể loại bỏ xương cá trước khi ăn.

5. Chiên cá

Khi chiên một miếng phi lê cá hãy luôn chắc chắn là chào đã được làm nóng hoàn toàn vì khâu này sẽ tránh cho bạn bị cá dính vào chào. Tốt nhất là kết hợp cả dầu và bơ để chiên (bơ cho hương vị và dầu để ngăn bơ khỏi bị cháy). Phi lê cá nên ướp với chút muối, hạt tiêu và gia vị cùng với một chút bột khô trước khi chiên. Trung bình 5 phút sẽ chín 1cm thịt cá, nhưng bạn cũng phải chú ý kỹ trước thời gian dự định vì cá rất nhanh chín. Cá ngừ thì nên để chín ở mặt còn vẫn hơi đỏ bên trong vì như thế mới không bị mất chất.





6. Cá tẩm bột làm sao cho ngon?

“Fish and Chips” món ăn truyền thống của Anh tưởng là đơn giản nhưng để làm nó ngon không hề đơn giản. Muốn có món cá tẩm bột giòn ngon bạn nên thay thành phần nước trộn bột bằng nước soda hoặc sữa. Sử dụng một chảo sâu lòng, đổ thật nhiều dầu và phải để dầu sôi kỹ trước khi chiên. Đây không chỉ là mẹo nấu ăn dành riêng cho món cá mà còn cho các món chiên ngập dầu khác. Để xem dầu đã đạt độ chưa bằng cách thả một khối lập phương ruột bánh mì vào, nếu sau 60 giây bánh mì vàng rộm thì lúc đó có thể bắt đầu chiên cá.

7. Nướng cá ngon

Khi nướng cá chắc chắn phải quét nước xốt thường xuyên để tránh cho cá bị khô cũng như để cho phần gia vị có thể thấm sâu vào trong phần thịt. Thêm nữa, để tránh phần cá tiếp xúc với vỉ nướng bị dính hãy lót giấy bạc trước khi nướng nhé! Nếu là một con cá to nhớ khía vài đường trên thân cá để đảm bảo cá chín đều.

8. Nên mua cá ở nơi uy tín

Bạn không nên mỗi lần mua cá ở một cửa hàng khác nhau vì như thế sẽ không đảm bảo vầ chất lượng. Hãy lựa chọn một cửa hàng cá uy tín và nên chỉ mua ở đấy. Có thể nhờ người bán hàng tư vấn và giới thiệu các loại cá như thế sẽ ngon và đảm bảo hơn.

Theo PLXH

Cách bảo quản đồ khô trong bếp

0 nhận xét



để tiện chế biến và không phải đi mua sắm thường xuyên, chị em hãy bảo quản các gia vị khô nhé.

Nấm hương

Trước tiên khi bảo quản nấm hương thì lúc mua chị em cũng cần mua loại nấm hương ngon, tốt. Chọn những cây nấm “cúc áo” - là nấm hương vừa nhỏ, chân nhỏ, mình dày. Nấm có màu hơi nâu, dày to đều nhau, có mùi thơm đặc trưng của nấm hương và sờ khô tay. Không chọn những cây nấm ẩm ướt, hay mốc, có mùi lạ.

- Để nấm hương khô có mùi thơm lâu, lại không bị ẩm mốc, mọt, chị em hãy cho nấm hương vào hộp nhựa hoặc túi nilon, cất ở những nơi khô ráo, tránh những nơi quá nóng hoặc ẩm thấp nhé!





- Nhiều chị em còn mách cách bảo quản nấm hương khác là cho nấm hương vào túi nilon, túi bóng kính hoặc túi ziplog càng tốt, bộc chặt rồi cho vào giá chỗ cánh cửa tủ lạnh (ngăn mát), sẽ tránh được mốc mà giữ mùi thơm rất lâu.

Hạt tiêu

Để hạt tiêu có hương vị thơm ngon, hãy dùng tiêu hạt và ăn đến đâu thì xay đến đó. Trong hạt tiêu có một lượng dầu rất nhỏ để lưu giữ hương thơm. Hạt tiêu xay sẵn để lâu ngày sẽ mất mùi.

Hạt tiêu nếu để trong túi nilon cần buộc kín, hoặc hộp nhựa, lọ thủy tinh không sẽ nhanh bay mùi.

Hành ta, tỏi khô

- Với tỏi tươi, không nên bảo quản tỏi trong túi nhựa. Có thể bọc tỏi vào lá cải, sau đó để chỗ râm mát, tỏi sẽ giữ tươi được vài ngày.

- Cách bảo quản tốt nhất là để hành, tỏi ở trong túi lưới, túi giấy hoặc rổ để có sự thông hơi nhất định, nếu cất trong túi kín hoặc hộp nhựa thì hành, tỏi dễ bị thối mốc.

- Khu vực bảo quản hành, tỏi phải khô ráo, thoáng mát. Tránh bảo quản những nơi ẩm ướt sẽ khiến hành, tỏi bị mọc mầm. Không để hành ở những nơi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Nhiệt độ ở mức trung bình là tốt nhất.





- Chú ý, cần kiểm tra túi, rổ đựng hành, tỏi thường xuyên, để loại bỏ những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc để tránh nấm mốc lây sang những củ khác trong túi.

Hành tây

Cất trữ và bảo quản hành tây ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp. Những nơi ẩm dễ làm cho hành bị mốc nhanh chóng. Cũng có thể bảo quản hành ở ngăn mát tủ lạnh trong thời gian dài, bằng cách bọc từng củ lại với giấy thiếc (loại giấy hay dùng để lót khay nướng thịt, cá). Giấy này sẽ giúp hành được khô ráo và tránh ánh sáng.



Nhiều chị em còn chia sẻ, bảo quản hành tây trong tất da chân có thể sử dụng được tới 8 tháng.

Lưu ý, không cất hành tây chung với khoai tây - kể cả trong tủ lạnh. Hơi ẩm thoát ra từ khoai tây sẽ khiến hành tây bị hỏng, mốc rất nhanh.

Gừng

Có nhiều cách để bảo quản thứ gia vị này được tươi lâu:

- Bảo quản ở nhiệt độ thường: Gừng hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường, nhất là mùa đông, gừng giữ tươi được khá lâu.

- Bảo quản gừng trong tủ lạnh: Bạn phải nghiền củ gừng tươi với một ít muối, nước chanh và chút xíu đường. Sau đó, cho hỗn hợp gừng đã nghiền nhuyễn này vào trong một chiếc lọ sạch, có nắp kín, không để không khí lọt vào. Sau khi hàn kín nắp lọ, bạn cho lọ gừng vào tủ lạnh. Gừng được nghiền nát sẽ vẫn tươi trong vòng từ 6 tháng đến một năm.





- Bảo quản trong giấy bạc: Bạn cũng có thể dùng giấy bạc quấn chặt củ gừng và để ở nơi thoáng mát.

- Vùi gừng trong cát: Đây là theo cách của dân gian, rất đơn giản, là vùi gừng xuống lớp cát ẩm. Cách này vừa giữ được gừng lâu tránh bị khô.

Bí quyết bảo quản nước mắm truyền thống

0 nhận xét



Không chỉ là loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp Việt, mang lại hương vị thơm ngon cho các món ăn, nước mắm còn giúp kích thích sự thèm ăn và chứa nhiều chất bổ.

Đặc biệt, nước mắm truyền thống được sản xuất dưới một quy trình khắt khe, hoàn toàn không có chất đệm, chất bảo quản, do đó đã trở thành mặt hàng được chị em nội trợ ngày một tin dùng. Tuy nhiên nếu không biết bảo quản và sử dụng đúng cách, nước mắm truyền thống có thể bị hỏng hoặc mất chất. Chị em cùng đọc những gợi ý dưới đây để đảm bảo chai nước mắm của gia đình luôn thơm ngon và đảm bảo sức khỏe nhé!

Chai nước mắm nên đươc bảo quản ở nơi thoáng, ít ánh sáng và không để trong tủ lạnh. Nguyên nhân do nước mắm truyền thống là sản phẩm thiên nhiên, chỉ được làm từ cá cơm tươi và muối biển nên đạm Amin trong cá được bảo quản bằng chính lượng muối tự nhiên chứ không phải bằng hóa chất. Nếu nhiệt độ thấp, muối biển sẽ bị đông kết và lắng xuống phần dưới của chai, phần trên sẽ không đủ lượng muối cần thiết để bảo quản đạm Amin. Khi đó nước mắm sẽ chuyển sang màu đen, nghĩa là đạm Amin bị phân hủy và nước mắm sẽ hỏng.

Sau khi mở nắp chúng ta không nên sử dụng trong thời gian quá dài. Sử dụng trong vòng một tháng sau khi mở nắp là khoảng thời gian nước mắm có chất lượng tốt nhất.

Vặn chặt nắp khi đang sử dụng để tránh côn trùng xâm nhập. Côn trùng theo bản năng biết tìm đến những sản phẩm tự nhiên, không chứa hóa chất bảo quản. Kinh nghiệm cho thấy, để bảo quản được lâu, nên dùng dụng cụ chứa là chai thủy tinh.



Nên bảo quản nước mắm trong chai thủy tinh

Khi rót nước mắm ra để sử dụng cũng chỉ rót một lượng vừa phải, nếu thừa cũng không nên để lại đến bữa sau vì có thể nước mắm sẽ bị oxy hóa khi tiếp xúc lâu với oxy trong không khí. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường ở nước mắm truyền thống, chứng tỏ nước mắm hoàn toàn tự nhiên, không chứa hóa chất. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nước mắm, bạn nên rót trực tiếp ra bát ngay trước bữa ăn hoặc dùng thìa sạch lau khô để múc.



Nên rót trực tiếp ra bát hoặc dùng thìa sạch lau khô để múc nước mắm

Nước mắm truyền thống được ủ từ nguyên liệu tự nhiên, có quá trình lên men tự nhiên, nên trong nước mắm có lượng gas nhỏ. Mỗi khi rót nước mắm ra, nhận thấy có hiện tượng nước mắm trào ra một chút quanh miệng nắp chai. Đây là một đặc điểm của nước mắm tự nhiên, không có chút đáng ngại nào cả.

Không được cho thêm bất cứ thứ gì vào mắm khi đang cất giữ, vì mắm rất nhạy cảm và dễ hư với các tác nhân bên ngoài. Nên giữ riêng các loại mắm, không trộn chung với nhau.

Chúc chị em ngày càng chế biến được nhiều món ăn ngon với nước mắm truyền thống tinh khiết và bổ dưỡng, và thành thục hơn nữa trong việc bảo quản nước mắm để các món ăn gia đình luôn thơm ngon, hấp dẫn!

Ăn gì để giảm cân sau Tết

0 nhận xét

Tết là thời điểm cơ thể tiếp nhận hàng loạt thực phẩm giàu chất béo, lại không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nên rất dễ bị tăng cân. Vì vậy ăn gì để giảm cân sau tết là thắc mắc của rất nhiều chị em chúng mình.

Vào dịp tết, mọi người thường thả ga ăn uống, những bữa tiệc gia đình, những buổi liên hoan bạn bè do quá vui mà ta không thể kiềm chế như những ngày thường. Sau tết, bạn mới chợt nhận ra cơ thể tăng vài kg và không biết làm gì, ăn gì để giảm cân sau tết.

Vài ngày tết ăn uống thả ga cũng có thể khiến bạn tăng vài kg nhưng nếu sau tết bạn có chế độ ăn uống hợp lý thì chuyện bạn lấy lại dáng ngọc lại rất đơn giản. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại thuốc để giảm cân, tuy nhiên để giảm cân một cách an toàn nhất thì nên dùng những biện pháp giảm cân tự nhiên như điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày. Nếu bạn cũng đang băn khoăn ăn gì để giảm cân sau tết thì nên thảm khảo những thực phẩm và chế độ ăn uống sau đây nhé.

Ăn gì để giảm cân sau tết

- Hoa quả

Hoa quả rất tốt cho cơ thể, đặc biệt nó lại có tác dụng giảm cân. Một số trái cây có tác dụng giảm cân tự nhiên như bưởi, chanh, ...Quả bưởi có khả năng tiêu hủy các chất độc hại, chống ung thư, bệnh tim, chống tiểu đường. Mặt khác, Bưởi còn sở hữu khả năng phân hủy mỡ tốt vì có nhiều loại men phân hủy mỡ giúp giảm cân hiệu quả vì trong bưởi có hàm lượng chất xơ cao, hơn nữa bưởi chứa rất nhiều nước, cho nên sau khi ăn sẽ chiếm rất nhiều không gian dạ dày, làm cho ta dễ có cảm giác no, theo đó khống chế được lượng thức ăn ăn vào, tránh được tình trạng béo phì do ăn uống nhiều. Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng làm đẹp da. Nếu mỗi ngày bạn ăn 1 quả bưởi thì chỉ sau 1 tháng, bạn có thể thấy sự khác biệt của da và dáng bạn. Bạn cũng có thể sử dụng táo để giảm cân. Ăn một trái táo hoặc bơ 10 phút trước bữa ăn để giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Giảm cân bằng hoa quả cũng rất an toàn, không lo có hại cho sức khỏe.



- Các thực phẩm giàu Magie

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì lượng magiê tối ưu mà mỗi người nên tiêu thụ là 320mg/ngày để duy trì tốc độ trao đổi chất tốt nhất. Bánh mỳ nguyên cám, rau chân vịt và bơ lạc là những thức ăn giàu magiê mà quý bà có thể đưa vào kế hoạch làm ốm trước tết.

Cung cấp đầy đủvitamin và những dưỡng chất quý cần thiết giúp kiềm chếđược cảm giác thèm ăn khiến cơthểluôn có cảm giác no, không muốn ăn nhiều.
Phòng tránh hấp thụ các chất béo vào cơ thể. Đốt cháy mỡ thừa, tăng quá trình chuyển hóa tích tụ mỡ lâu ngày. Chuyển hoá thành năng lượng đồng thời đẩy lùi mỡ thừa ra ngoài toàn bộ cơ thể. Giúp giảm trọng lượng có kết quả tốt, rất nhanh, an toàn tuyệt đối.
Làm giảm xuống hôi miệng do cơ địa, do các bệnh vềdạdày, thực quản. Thực phẩm có trách nhiệm giảm trọng lượng hiệu quả Power Slim.
Sản phẩm dùng được đối với cả nam và nữ, đặc biệt là những người muốn giảm béo mà dùng nhiều loại Thuốc làm ốm rồi mà không hiệu nghiệm.

- Ngũ cốc

Các chuyên gia dinh dưỡng tin rằng, 2 bát ngũ cốc mỗi ngày là chìa khóa cho việc giảm cân của bạn. Nghiên cứu cho thấy, bột ngũ cốc chứa hàm lượng sắt, kẽm và folic rất cao có khả năng làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, bằng chứng là những người tham gia nghiên cứu sử dụng đều đặn ngũ cốc 2 lần 1 ngày đã giảm được 1,8kg trong 6 tuần.

Chế độ ăn uống hợp lý để giảm cân

Sau tết, nếu bạn muốn giảm cân thì nên lấy lại chế độ ăn uống hàng càng nhanh càng tốt. Chế độ ăn uống hợp lí cần chú ý một số điểm sau :

- Ăn ba bữa chính.: sáng, trưa, tối
- Mỗi bữa ăn, chỉ nên ăn từ 60 -70% lượng thức ăn cần hoặc muốn ăn. Chỉ ăn đến khi hết đói, đừng đợi đến khi no mới dừng lại. Khi ăn phải chú ý rằng: nhai chậm. Ông cha ta đẫ có câu” nhai kỹ no lâu” mà.
- Ăn rau bao nhiêu tùy thích, nhưng chỉ nên chế biến bằng cách luộc hoặc làm salad.
- Tránh xa các thức ăn có nhiều mỡ cung cấp nhiều calo như đồ chiên rán, snack, đồ ăn nhanh, các loại nước uống chứa nhiều đường như nước uống có ga, nước ngọt công nghiệp...

- Không ăn khuya, tốt nhất là ăn tối trước 20h.
- Uống nhiều nước, mỗi ngày hãy đảm bảo rằng em uống 2-2.5l/ngày. Và nếu có luyện tập thể thao thì có thể uống nhiều hơn theo nhu cầu.
- Và hãy nhớ rằng phải ngủ đủ giấc, không nên thức khuya.

Học nấu ăn trong thời đại số

0 nhận xét



Dù có ở trong thời đại nào, chị em mình cũng nên biết nấu nhiều món ăn ngon hơn là các món đơn giản như rau luộc, mì gói…Nhưng giữa nhịp sống hiện đại, bận rộn như ngày này, thì các chị em cũng khó mà dành thời gian để tham gia các lớp học nấu ăn. Như hiểu được điều đó, một trò chơi nấu ăn online đã được chia sẻ rầm rộ và tạo nên một cách học hoàn toàn mới cho mọi người, học nấu ăn phong cách “số”.

Một lớp học nấu ăn sáng tạo


Chị Vy, đầu bếp online trung thành với trò chơi chia sẻ: “Vy biết trò chơi khi thấy nhiều bạn bè chia sẻ trên Facebook. Vy lại có máu nghiện nấu ăn nên thử chơi và ghiền lúc nào không hay luôn. Vy nghĩ rằng “Nấu ngon cùng Aji-mayo” không dừng lại ở trò chơi nữa mà đã trở thành lớp học nấu ăn sáng tạo của Vy rồi.”




 
  • đào tạo đầu bếp dạy nghề lập nghiệp | dao tao dau bep

    Dạy học nấu ăn

    học nấu ăn

    dạy nấu ăn

    Web dạy nấu ăn

    cau thang kinh